Vì sao người ta hay chạm cốc khi uống rượu bia?
văn hóa
Theo như mình tìm hiểu thì việc chạm cốc xuất phát từ phương Tây từ nhiều thế kỉ trước cùng lời nói "Cheers" tương tự như "1,2,3, Zô" như của Việt Nam. Đây là một số giải thích cho hành động này:
1. Trải nghiệm giác quan toàn vẹn.
Như chúng ta biết khi uống bia rượu cùng bạn bè, chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều giác quan như vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác, và khứu giác. Việc chạm cốc được cho rằng sẽ tạo ra một âm thanh giúp làm hài hòa tất cả 5 giác quan, khiến trải nghiệm uống rượu bia trở nên trọn vẹn hơn. Hơn nữa, uống rượu bia cũng là một dịp quây quần của những người bạn, đồng nghiệp, đối tác, nên việc có một trải nghiệm vật lý bằng cách chạm cốc giúp mọi người trở thành một phần trong sự kiện mang tính cộng đồng đó.
2. Xua tan cái ác.
Vào thời Trung Cổ, việc chạm cốc và hò hét náo nhiệt là cách để xua đuổi những con quỷ và linh hồn độc ác. Hơn nữa, việc bạn chạm cốc và làm tràn rượu/bia dưới đất sẽ để dành phần cho các linh hồn xấu xa với hy vọng rằng chúng sẽ để cho bạn yên. Ở Đức có truyền thống khi uống sẽ đập mạnh cốc lên mặt bàn và hét lớn lên nhằm dọa sợ linh hồn và quỷ dữ.
3. Tránh việc bị chuốc độc.
Một trong những lý thuyết xoay quanh việc chạm cốc là để tránh việc bị chuốc độc. Ngày xưa, việc bỏ thuốc độc vào cốc người khác là một trong những cách tiện dụng và nhanh chóng nhất để giết họ. Thế nên, người ta thường rót bia/rượu đầy cốc và chạm vào nhau để cho một phần bia/rượu từ cốc này sẽ đổ sang cốc khác. Đây là một cách để chứng minh rằng thức uống đấy là vô hại.
4. Hướng đến một tương lai mới.
Việc giơ tay lên cao và chạm cốc đồng thời thể hiện tinh thần hướng đến một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn, hay cũng là một cách để ăn mừng chiến thắng và thành công. Ở Tây Âu, đôi khi thay vì chạm cốc với nhau thì sẽ chạm với mặt bàn, đây được coi là một cách để nhắc đến những người bạn vắng mặt, hay để tưởng nhớ những đồng chí đã hy sinh trước đó.
Ông Rùa
Theo như mình tìm hiểu thì việc chạm cốc xuất phát từ phương Tây từ nhiều thế kỉ trước cùng lời nói "Cheers" tương tự như "1,2,3, Zô" như của Việt Nam. Đây là một số giải thích cho hành động này:
1. Trải nghiệm giác quan toàn vẹn.
Như chúng ta biết khi uống bia rượu cùng bạn bè, chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều giác quan như vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác, và khứu giác. Việc chạm cốc được cho rằng sẽ tạo ra một âm thanh giúp làm hài hòa tất cả 5 giác quan, khiến trải nghiệm uống rượu bia trở nên trọn vẹn hơn. Hơn nữa, uống rượu bia cũng là một dịp quây quần của những người bạn, đồng nghiệp, đối tác, nên việc có một trải nghiệm vật lý bằng cách chạm cốc giúp mọi người trở thành một phần trong sự kiện mang tính cộng đồng đó.
2. Xua tan cái ác.
Vào thời Trung Cổ, việc chạm cốc và hò hét náo nhiệt là cách để xua đuổi những con quỷ và linh hồn độc ác. Hơn nữa, việc bạn chạm cốc và làm tràn rượu/bia dưới đất sẽ để dành phần cho các linh hồn xấu xa với hy vọng rằng chúng sẽ để cho bạn yên. Ở Đức có truyền thống khi uống sẽ đập mạnh cốc lên mặt bàn và hét lớn lên nhằm dọa sợ linh hồn và quỷ dữ.
3. Tránh việc bị chuốc độc.
Một trong những lý thuyết xoay quanh việc chạm cốc là để tránh việc bị chuốc độc. Ngày xưa, việc bỏ thuốc độc vào cốc người khác là một trong những cách tiện dụng và nhanh chóng nhất để giết họ. Thế nên, người ta thường rót bia/rượu đầy cốc và chạm vào nhau để cho một phần bia/rượu từ cốc này sẽ đổ sang cốc khác. Đây là một cách để chứng minh rằng thức uống đấy là vô hại.
4. Hướng đến một tương lai mới.
Việc giơ tay lên cao và chạm cốc đồng thời thể hiện tinh thần hướng đến một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn, hay cũng là một cách để ăn mừng chiến thắng và thành công. Ở Tây Âu, đôi khi thay vì chạm cốc với nhau thì sẽ chạm với mặt bàn, đây được coi là một cách để nhắc đến những người bạn vắng mặt, hay để tưởng nhớ những đồng chí đã hy sinh trước đó.