Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?
Mình năm nay 33 tuổi, đúng thật tuổi này bây giờ học 1 ngôn ngữ mới cực kỳ khó, muốn học thêm tiếng Anh để hỗ trợ công việc mà không tài nào học được, mặc dù đã cố gắng tập trung và chăm chỉ rất nhiều. Tại sao lại như thế nhỉ?
kỹ năng mềm
Đó là tâm lí thôi bạn !!
Rõ ràng việc học ngoại ngữ từ nhỏ sẽ cho bạn phản xạ và tiềm thức ngôn ngữ tốt hơn , nhưng không có nghĩa người lớn sẽ khó học , vấn đề của bạn là tâm lí .
Xác định mục tiêu khi học tiếng anh của bạn là gì và từ mục tiêu đó , cố biến nó thành đam mê thay vì 1 sự bắt buộc , học ngôn ngữ mới , cần thật sự thoải mái . Nếu bạn tự học thì hãy học từ những cái cơ bản nhất lên , tìm hiểu tổng quan sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt , sẽ có nhiều cái khác như trợ động từ là gì , cách sắp xếp thành phần câu sao không xuôi như tiếng Việt , sao lại có động từ Tobe mà tiếng Việt không có, sao nói lại chuyện trong quá khứ phải chia lại thì ,không như tiếng Việt , nói chuyện 10 năm trước vẫn giữ nguyên động từ ...... Rất nhiều thứ khác , nôm na khi bạn hiểu hết về bản chất tiếng Anh , thì chỉ cần học thật nhiều từ mới và kết hợp nó vào ngữ pháp
- Bạn nên học tiếng anh Mỹ
- Bạn nên cố phát âm cho chuẩn bằng cách đọc phiên âm , để tạo thói quen nối từ tự nhiên sau này
- Đọc chuẩn sẽ nghe chuẩn , nghe chuẩn sẽ nói chuẩn ( LaiN)
- Mình chỉ cần vài tháng , để có thể nắm cơ bản 1 ngôn ngữ mới
Đam mê lên nhé bạn!
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nghia Ngo
Nguyễn Duy Thiên
Chị đừng nản, khó không có nghĩa là không thể. Steven Kaufmann là một bác cao tuổi mà học rất nhiều ngôn ngữ thành công kìa. Chị có thể Gu-gồ xem thử về bác ấy.
Em từng viết bài nói về những yếu tố khi học ngoại ngữ: đam mê, phương pháp, và điều kiện (tiền, thời gian, năng khiếu). Về trường hợp cụ thể của chị thì lý do thì có nhiều. Một vài ví dụ như:
1. Cái mấu chốt là nếu chưa có đủ lý do để cần nó, não bộ sẽ không cố công. Não chúng ta muốn tiêu hao ít năng lượng nhất có thể mà vẫn sinh tồn tốt được. Ở môi trường chị sống, có thể biết tiếng Việt và vẫn sống yên ổn cả đời không cần thêm ngoại ngữ nào khác. Não bộ chúng ta muốn cái tối thiểu hơn là mấy mục tiêu cao. Hơn nữa, não của ng lớn phát triển đầy đủ rồi, muốn thay đổi cấu trúc não (tạo thêm liên kết nơron thần kinh) khó hơn so với trẻ nhỏ. Người lớn, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp não "dễ thay đổi" (plastic) hơn, đó là khi yêu, và khi làm bố/mẹ (em có từng viết bài phân tích theo cái nhìn khoa học thần kinh, bài viết ấy bằng tiếng TBN tên là La oxitocina y la neuroplasticidad, và em có đăng trên Noron.vn luôn).
2. Thói quen nề nếp. Khi chị đã sống quá lâu trong cái thế giới quan của tiếng Việt và văn hóa ng dùng tiếng Việt, sẽ phải tốn công để thích nghi cái mới. Cái này lại liên quan đến lý do đầu, não chúng ta không muốn tốn công nếu không thực sự cần thiết.
3. Thái độ với việc học. Cái này cũng liên quan đến 2 điều trên. Khi nói thái độ ở đây, ý em chưa nói đến quyết tâm bao nhiêu, nhưng là đến cách người lớn học. Ví dụ trẻ em học ngoại ngữ không ngại nói sai, người lớn học lại sợ nói sai. Trẻ em có thể dành vài năm toàn nghe không mà không nói tí nào, người lớn muốn nói được luôn dù chưa học quá 1 tuần. Trẻ em mạnh dạn sử dụng sáng tạo những gì chúng học được, người lớn cẩn thận kiểm chứng trong đầu xem các móc nối có thực sự đúng đắn trước khi sáng tạo. Vân vân. Nói như thế không có nghĩa là phải học theo trẻ em mới đúng, tuy đó là cách tự nhiên. Ví dụ, đối với người yêu thích phân tích ngữ pháp như em, em sẵn sàng vùi đầu vào ngữ pháp và không cần phải cố học theo phương pháp tự nhiên.
KẾT LUẬN: Chị vẫn có thể học được. Bất kì ai cũng có thể học ngoại ngữ được mà không cần 2 yếu tố điều kiện và phương pháp. Chị chỉ cần thay đổi yếu tố tâm lý mà thôi! Chúc chị tìm được đam mê để kiên trì
Độc Cô Cầu Bại