Vì sao ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm?

  1. Đầu tư & Tài chính

Lâu nay có nhiều trường hợp người chuyển tiền nhầm nhưng mãi không lấy lại được, nguyên nhân chủ yếu do người nhận "bỏ không" tài khoản và ngân hàng cũng không thể liên hệ được với họ.

Dù người chuyển làm đơn tra soát yêu cầu hoàn tiền do sai sót, quy định hiện nay không cho phép ngân hàng tự ý cung cấp thông tin cá nhân người nhận cũng như phong tỏa khoản tiền nhầm hay hoàn tiền khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản nhận.

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Mình chưa rà thử về quy định. Nhưng có thể hiểu đơn giản như thế này:
Tài khỏan là nhà bạn. Tiền trong tài khoản là vật dụng trong nhà bạn.
1 người ném vật dụng của họ vào nhà bạn và giờ:
1. Đòi công an phường vào nhà bạn lấy đồ ra
2. Nói là tôi ném nhầm vô nhà bạn nên tôi có quyền lấy.
Như vậy hơi không hợp lý cho lắm.
Còn về các vấn đề pháp lý có thể xác định:
1. Có đúng là nhầm không? Người chuyển bảo là nhầm. Chủ tài khoản bảo k nhầm, chúng tôi có thoả thuận rồi. Như vậy sẽ đến bước chứng minh.
2. Như đã nhắc ở trên, tài khoản và tiền trong tài khoản là thuộc sở hữu của chủ tài khoản. Nếu k có thoả thuận nào khác thì Ngân hàng k thể đụng vào tài khoản hay tiền trong tài khoản.
Chung quy lại, NH k có cơ sở để tự hoàn tiền (quy định, cơ sở pháp luật). NH k có chức năng kết luận có hay k có việc nhầm lẫn, khi 2 bên có ý kiến khác nhau. NH sẽ k mạo hiểm về mặt pháp lý khi có hành động tự hoàn tiền như vậy...
Mình có kinh nghiệm nhỏ, lệnh chi hay sao kê nó cũng có tác dụng nhất định trong 1 giao dịch. Sẽ ra sao nếu, bạn chuyển tiền để có sao kê và báo với NH để hoàn tiền lại.
Trả lời
Mình chưa rà thử về quy định. Nhưng có thể hiểu đơn giản như thế này:
Tài khỏan là nhà bạn. Tiền trong tài khoản là vật dụng trong nhà bạn.
1 người ném vật dụng của họ vào nhà bạn và giờ:
1. Đòi công an phường vào nhà bạn lấy đồ ra
2. Nói là tôi ném nhầm vô nhà bạn nên tôi có quyền lấy.
Như vậy hơi không hợp lý cho lắm.
Còn về các vấn đề pháp lý có thể xác định:
1. Có đúng là nhầm không? Người chuyển bảo là nhầm. Chủ tài khoản bảo k nhầm, chúng tôi có thoả thuận rồi. Như vậy sẽ đến bước chứng minh.
2. Như đã nhắc ở trên, tài khoản và tiền trong tài khoản là thuộc sở hữu của chủ tài khoản. Nếu k có thoả thuận nào khác thì Ngân hàng k thể đụng vào tài khoản hay tiền trong tài khoản.
Chung quy lại, NH k có cơ sở để tự hoàn tiền (quy định, cơ sở pháp luật). NH k có chức năng kết luận có hay k có việc nhầm lẫn, khi 2 bên có ý kiến khác nhau. NH sẽ k mạo hiểm về mặt pháp lý khi có hành động tự hoàn tiền như vậy...
Mình có kinh nghiệm nhỏ, lệnh chi hay sao kê nó cũng có tác dụng nhất định trong 1 giao dịch. Sẽ ra sao nếu, bạn chuyển tiền để có sao kê và báo với NH để hoàn tiền lại.

Trường hợp khách chuyển nhầm, lãnh đạo các ngân hàng cho biết phía nhà băng không thể tự ý hoàn lại dựa trên yêu cầu của người chuyển. Vì điều này sẽ khiến nhiều người có thể lợi dụng quy định này để gian lận trong thương mại. Ví dụ, người mua có thể chụp hình chuyển khoản thành công cho người bán và hàng được gửi đi, nhưng sau đó nếu người mua yêu cầu ngân hàng hoàn lại tiền với lý do nhầm lẫn và tiền được hoàn lại, người bán sẽ bị thiệt hại.

Trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân của một nhà băng nói với VnExpress, trong trường hợp khách hàng nhầm lẫn khi giao dịch tại quầy, ngân hàng có thể dừng lệnh chuyển khi tiền chưa đến tài khoản người nhận.

Nhưng với các giao dịch chuyển tiền online, việc hoàn tiền chỉ được thực hiện khi ngân hàng xác định đúng là khoản tiền nhầm lẫn dựa trên sự đồng ý của cả người chuyển và người nhận. "Do đó, trong trường hợp không thể liên hệ với người nhận hoặc người nhận không đồng ý hoàn trả tiền, ngân hàng cũng không thể tự ý phong tỏa hay hoàn tiền cho người chuyển", cán bộ ngân hàng trên nói.

Quy định hiện nay cũng ghi rõ ngân hàng chỉ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ tài khoản khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu vẫn không liên hệ được với người nhận hoặc họ không tự nguyện trả lại, người chuyển cần khởi kiện dân sự hoặc báo công an để nhờ hỗ trợ. Khi nhận được thông báo từ công an, ngân hàng lúc đó sẽ phong tỏa khoản tiền chuyển nhầm.

Quy trình khởi kiện hoặc điều tra của công an có thể mất thời gian, nhưng người chuyển nhầm sẽ lấy lại được tiền. Người nhận nếu cố tình không hoàn trả tiền có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự vì tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Bởi vậy, trong khi các giao dịch online ngày càng nhanh và tiện nhưng cũng kèm theo rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo chủ tài khoản cần kiểm tra kỹ trước khi thanh toán hay chuyển tiền.