Vì sao một số người thích bắt lỗi chính tả?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

Từ khóa: 

chính tả

,

tâm lý học

,

xã hội

có thể có một số người thích bắt bẻ người khác, còn mình cũng thường bắt lỗi chính tả nhưng không phải để bắt bẻ, nhìn khư khư vào lỗi sai của các bạn, mà nó mang tính chất góp ý giúp mọi người sửa sai. cứ nghĩ đơn giản là các bạn nói sai 1 lần với mình, mình sửa, các bạn hoàn thiện lỗi sai đó và sau không lặp lại nữa vẫn hơn là mình im lặng để rồi các bạn không biết mình sai ở đâu và cứ lặp đi lặp lại lỗi đó với nhiều người khác có phải sẽ tệ hơn đúng không? 
và tâm lý khi đọc hay nghe một câu nói, từ ngữ nào đó sai chính tả thường sẽ rất khó chịu và có một động lực vô hình nào đó thúc đẩy mình phải sửa lỗi sai đó 

Trả lời

có thể có một số người thích bắt bẻ người khác, còn mình cũng thường bắt lỗi chính tả nhưng không phải để bắt bẻ, nhìn khư khư vào lỗi sai của các bạn, mà nó mang tính chất góp ý giúp mọi người sửa sai. cứ nghĩ đơn giản là các bạn nói sai 1 lần với mình, mình sửa, các bạn hoàn thiện lỗi sai đó và sau không lặp lại nữa vẫn hơn là mình im lặng để rồi các bạn không biết mình sai ở đâu và cứ lặp đi lặp lại lỗi đó với nhiều người khác có phải sẽ tệ hơn đúng không? 
và tâm lý khi đọc hay nghe một câu nói, từ ngữ nào đó sai chính tả thường sẽ rất khó chịu và có một động lực vô hình nào đó thúc đẩy mình phải sửa lỗi sai đó 

Hội chứng Grammar Pedantry Syndrome

Hội chứng Grammar Pedantry Syndrome (GPS), tạm dịch là “Hội chứng quá để tâm đến lỗi ngữ pháp”.

GPS là một dạng của chứng “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế” (Obsessive compilsive disorder – OCD) – chứng rối loạn lo âu khá nổi tiếng trong các bộ phim về khoa học. Dấu hiệu của OCD có thể là sạch quá mức, tích trữ quá nhiều đồ, ám ảnh suy nghĩ về một vấn đề gì đó… Và trong đó có cả GPS.

Có rất nhiều người trên thế giới mắc chứng rối loạn này, nhưng hầu hết mọi người thậm chí không biết là mình mắc phải.

GPS có thể ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cùng những triệu chứng giống nhau. Một số thích bắt lỗi về ngữ pháp. Số khác thích sửa lỗi chính tả, sao cho dùng đúng đến hoàn hảo thì thôi. Và thậm chí, việc cứ phải nhìn thấy các lỗi xuất hiện sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu.

Ngoài những tình huống, công việc, văn bản đòi hỏi độ chính xác cao thì những lỗi ngữ pháp thực sự không phải là một vấn đề quá lớn trong giao tiếp hàng ngày. Ngay cả những người chuyên đi sửa lỗi họ cũng có thể mắc, chỉ khác là họ sẽ nhận ra nó ngay và sửa lại rất nhanh.

Nhưng những lỗi này thực sự là “những kẻ khó ưa” đối với những người mắc GPS. Và nếu bạn không thể ngừng việc chỉnh sửa những lỗi ngữ pháp, bạn có thể đang mắc hội chứng này đấy.

Theo nguồn: 

Hội Tâm Lý Học Việt Nam

Vì đam mê á

Kiểu rối loạn ám ảnh cưỡng chế á :((

Những người hướng ngoại có xu hướng bỏ qua cả lỗi chính tả và ngữ pháp. Trong khi đó, người hướng nội dễ để ý những lỗi này và đánh giá người viết một cách tiêu cực hơn. Đôi khi, việc bắt lỗi chính tả chỉ để mua vui thôi, nhưng khắt khe trong việc này quá thì lại trở thành bắt bẻ:)

Mình tìm hiểu thì một nghiên cứu của ĐH Michigan đã phát hiện ra rằng những người hay soi lỗi chính tả, ngữ pháp là người có tính cách khó ưa, hành vi của họ là do đặc điểm tính cách gây nên. Nghiên cứu phát hiện mối tương quan giữa tính dễ chịu và độ nhạy cảm với các lỗi trên. Tức là những người thấy khó chịu khi nhìn thấy lỗi chính tả,ngữ pháp là những người có tính cách khó ưa. Ngược lại, người có tính cách dễ chịu với người khác thường không phát hiện ra những lỗi đó.

Theo mình là do sự cầu toàn của bản thân. Bản thân mình khi lướt FB hay Tiktok gặp những bài viết hay cap lỗi Font bản thân mình thấy rất khó chịu chỉ muốn vào góp ý với họ nhưng sợ bị bảo dở hơi. Còn với bạn bè, khi nhắn tin sai chính tả mình góp ý thường xuyên, có vẻ như người hay bắt lỗi chính tả sẽ hay chơi cùng một người hay sai chính tả:))