Vì sao mộc nhân thường có 3 cánh tay gỗ?
Mộc nhân là dụng cụ tập luyện võ thuật gần như đã trở thành kinh điển, không chỉ trong Vịnh Xuân mà còn xuất hiện trong nhiều võ phái Trung Hoa khác.
“Nếu một bộ phim nói về võ thuật cổ điển Trung Hoa mà chúng ta không nhìn thấy mộc nhân trong đó, thì đó là lỗi lớn của đạo diễn” – một câu nói vui nhưng thể hiện rõ tầm quan trọng và phổ biến của hình ảnh cây mộc nhân (người gỗ, wooden dummy). Tuy là dụng cụ tập luyện võ thuật truyền thống, thế nhưng ngày ta vẫn có thể thấy mộc nhân ở nhiều đất nước Âu Mỹ – thậm chí cả trong phòng tập của Anderson Silva, một võ sĩ MMA (võ tổng hợp) nổi tiếng tại Brasil.
Mộc nhân được sử dụng để rèn luyện khả năng va chạm của bàn-cánh tay, cũng như rèn luyện sự chuẩn xác kỹ thuật cũng như khả năng phản ứng của người tập,
Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mọi chiếc mộc nhân đều có hình dáng gần giống nhau, và có 3 cánh tay?
Cấu trúc này thực ra được tạo nên với hai lý do sau:
- Mô phỏng các đòn tay của đối thủ ở thượng đẳng (2 cánh tay trên) và trung đẳng (cánh tay ở dưới)
- Ý nghĩa của cánh tay thứ 3: các đòn thế tập luyện với mộc nhân giúp người tập rèn luyện được khả năng xử lý đòn đánh từ 2 tay của đối thủ. Cánh tay thứ 3 là để người tập có thể hình dung đòn thế tiếp theo của đối thủ mà nảy sinh cách phản ứng, xử lý phù hợp. Cứ như thế, ở mọi đòn thế, người tập chỉ “khống chế” được 2 tay và còn 1 cánh tay thừa ra để tập cho bước xử lý tiếp theo.
Bài tập với mộc nhân cơ bản
Nguồn: Vothuat.vn
Nguyenphuhoang Nam