Vì sao màu xanh dương hiếm trong tự nhiên?
Rất hiếm thấy loài động vật hay thực vật nào có màu xanh dương, ko biết vì lý do sao
khoa học
Không có con hổ, con chuột, con dơi, con sóc, hay con mèo nào màu xanh dương cả. Ngay cả Cá Voi Xanh cũng không hẳn là màu xanh dương. Mà nếu có tìm được loài nào màu xanh, thì chắc cú 100% là loài này đẹp nghiêng thành nghiêng nước.
Trước khi trả lời câu hỏi Tại sao màu xanh trong tự nhiên lại rất hiếm, cần tìm hiểu xem
Trong tất cả các loài động vật, loài bướm có vẻ ngoài nhiều màu sắc và sặc sỡ nhất. Dựa vào màu sắc, loài bướm có thể cho chúng ta biết được liệu đây là con đực hay con cái, có độc hay không có độc. Vậy điều gì cấu tạo nên màu sắc của loài bướm?
Chính là các Sắc tố ở trong lớp vẩy. Đối với loài bướm màu Cam - Đỏ - Vàng - Nâu, khi zoom vào, các vẩy cấu tạo nên cánh đều có chứa pigments: Sắc tố.
Tất cả các loài động vật như loài Bướm hay loài Chim đều KHÔNG tự mình tạo ra các Sắc tố này từ đầu. Những màu sắc đa dạng này đến từ chế độ ăn uống của chúng. Hay còn bông đùa nói là: “You are what you eat”.
Ví dụ: Loài hồng hạc lúc sinh ra có màu xám, sau này lớn lên có màu hồng. Vì chúng ăn loài giáp xác chứa carotienoids.
Nhưng màu Xanh Dương thì lại rất khác biệt. Màu xanh dương không được tạo nên bởi sắc tố.
CÂU CHUYỆN CÚ LỪA:
Đối với loài bướm màu xanh như Morpho, khi bạn di chuyển góc nhìn, màu sắc sẽ thay đổi. Đó là do không có sắc tố xanh dương thật sự ở những con bướm này. Một cú lừa của Bích Phương thôi nhé mọi người. Chúng có màu xanh nhưng thực tế lại không có màu xanh. Và dĩ nhiên thì chúng vẫn đẹp hút hồn, nên có vẻ vì thế nên được cho ngay vào bộ emoji.
Màu xanh trên loài này KHÔNG được tạo nên bởi SẮC TỐ mà được tạo nên bởi HÌNH DẠNG VẬT LÝ (Physical Shape). Cụ thể hơn, là nhờ sự sắp xếp hình dạng của các nhánh gợn trên vẩy cánh bướm.
Với hầu hết các ánh sáng màu khác, tia phản xạ từ đỉnh và đáy sẽ lệch pha —> dẫn đến sự triệt tiêu ánh sáng. Nhưng ánh sáng xanh lại có bước sóng vừa khớp —> các tia phản xạ sẽ cộng hưởng với nhau qua lớpvẩy có hình dạng khác biệt —> do đó mắt ta có thể nhìn thấy. Lớp vảy này chỉ cho ánh sáng xanh thoát ra. Sự bẻ cong ánh sáng khi di chuyển từ không khí qua một môi trường khác đó mọi người.
Màu xanh dương của lông con Công cũng vậy. Đó là do hình dạng cấu tạo của lông chứ không phải do sắc tố xanh. Tương tự như Màu xanh ở các loài khác.
Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ: Là loài bướm olivewing. Bọn này thì tiến hóa đến độ tạo ra được SẮC TỐ XANH DƯƠNG. Chưa có loài nào sở hữu sắc tố xanh dương cả trừ loài này.
Vậy tại sao hầu hết các loài màu xanh dương khác lại chỉ có “Màu xanh giả” từ cấu trúc, chứ không thật sự có “Sắc tố xanh” như các màu khác?
Giả thiết đặt ra: Ở một thời điểm nhất định trong quá khứ, loài bướm hay loài chim tiến hóa và có khả năng nhìn thấy được màu xanh. Nhưng chưa tiến hóa cách để khoác lên mình màu xanh đó. Muốn tạo nên sắc tố xanh, cần những phản ứng hóa học. Và đương nhiên các loài này không thể nào tự tạo nên phản ứng hóa học trên cơ thể mình. Nên chúng nó “chọn” cách thay đổi hình dạng cơ thể - dễ tiến hóa hơn rất nhiều —> Và tạo nên màu xanh nhờ vật lý thay vì sinh học.
Nói chung thì màu xanh dương khá thú vị. Bạn có thể xem full video giải thích để thấy rõ sự đặc biệt của màu này.
Bài dịch và edit từ nguồn: Be Smart (Youtube)
Nội dung liên quan
Minh Phương
Châu Anh
Màu xanh trong tự nhiên rất hiếm là vì hiếm có sinh vật nào tự có sắc tố màu xanh dương. Mà màu xanh có được là nhờ cấu trúc, sự sắp xếp rất đặc biệt của da, vảy, lông,... để có thể chỉ triệt tiêu ánh sáng màu này và cộng hưởng ánh sáng màu kia.
Đây là điều cũng từng gây ra hiểu lầm Người cổ đại bị mù màu xanh lam 😆
Vì sao màu xanh dương hiếm trong tự nhiên?
www.noron.vn
Đậu Đậu
b nói thì mình mới để ý nha, rất ít thấy động thực vật có màu xanh nhé, mà nếu có thì chỉ chắc là những loài dưới biển. Theo mình biết thì thực vật hiếm khi có màu xanh dương vì chúng gần như luôn luôn hấp thụ ánh sáng màu này. Màu xanh lá cây không bị hấp thụ, chiếu vào mắt ta nên ta thấy cây có màu đó.