Vì sao lại nói "ăn Bắc, mặc Nam, ở Trung"? Anh chị em nào tường tận câu này, giải đáp giúp em với ạ!?
phong cách sống
Tôi không biết cái vế "ở Trung" là từ đâu ra, có thể là do ai đó thêm vô sau này, cũng có thể nói cho đủ 3 miền, nhưng câu gốc thì chỉ có "ăn Bắc mặc Nam".
Và câu này có từ lâu rồi, trước thời XHCN ở miền Bắc. Nhiều người cho là khoảng từ thời Tây Sơn đến thời Pháp thuộc.
"Ăn Bắc" là ý muốn ngợi khen cách chế biến món ăn cầu kỳ và hoa mỹ của miền Bắc thời bấy giờ. Miền Nam phóng túng, nên thường chế các món gọn nhẹ hơn, vì thế tính thẩm mỹ của món ăn cũng kém hơn.
"Mặc Nam" lại muốn khen cách ăn mặc giản dị nhưng đẹp và tiện lợi. Cơ bản cũng là do sự phóng khoáng của người miền Nam. Trong khi miền Bắc thời đó thì khá rắc rối, nhất là khi ta so sánh áo tứ thân với áo dài hay áo bà ba.
Ngầm ý sâu xa của câu nói còn được hiểu là: Miền Bắc hoa mỹ còn miền Nam phóng khoáng. Họ lấy cái ăn cái mặc làm đại diện để nói cách sống đa dạng văn hóa của người Việt mà thôi.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Kha Nguyen
Hồng Nguyễn
"Ở Trung" thì mình cũng chưa rõ lắm (mình nghĩ là do người miền Trung hiền lành, chân chất nên dễ để giao tiếp, sống chung với nhau) nhưng mình mới nghe và biết đến "ăn Bắc, mặc Nam" thôi.
Câu tục ngữ chỉ đơn giản bàn về đặc trưng của địa danh, mà ở đây là hai miền Bắc và Nam, hai đầu của Tổ Quốc. Theo ông cha ta, khi nói đến ăn uống, thưởng thức thì nền đến miền Bắc , còn nói về lụa là, trang phục, vải vóc thì phải đến miền Nam. Đó là nét độc đáo của hai vùng với hai đặc trưng rõ nét theo quan niệm của ông cha ta ngày trước.
Trước hết, đây là một quan niệm hợp lý mà mỗi người cần công nhận. Từ xa xưa, nên ẩm thực miền Bắc vốn đã khá nổi danh muôn đời, từ khâu chế biến, đến bày biện trang trí cũng cầu kỳ, đa dạng hơn những vùng miền khác. Cũng như vậy, người miền Nam xưa thường ăn mặc thanh lịch, gọn gàng, trang phục trông quý phái, rực rỡ hơn. Sự khác biệt này xuất phát từ chính đặc điểm của con người, phong tục của vùng miền ấy.
Thế nhưng xét theo hoàn cảnh xã hội hôm nay có lẽ câu tục ngữ đã không còn hoàn toàn mang tính chính xác nữa. Cụ thể như, dù là món ăn hay trang phục, đâu cũng có một tính chất, một ý nghĩa, một nét đặc biệt riêng. Chẳng hạn nếu vào ngày Tết, người miền Bắc bắt buộc phải có bánh chưng, thì thay vào đó, người miền Nam lại sử dụng bánh tét như một truyền thống vốn có, và mỗi loại bánh thì đều tượng trưng cho sự sung túc, ấm no. Thêm vào đó, người phụ nữ Việt Nam nói chung, không phân biệt Bắc hay Nam, cũng đều có một loại trang phục truyền thống là áo dài, áo tứ thân thể hiện sự duyên dáng, dịu dàng của người con gái Việt.
Tuy nhiên, thế hệ mỗi người dân chúng ta cần phải biết giữ gìn, bảo vệ, tự hào về những tinh hoa văn hóa nhân loại, dù là ở bất kỳ vùng miền nào đi chăng nữa. “Ăn Bắc mặc Nam” là một câu tục ngữ tuy không còn trọn vẹn giá trị trong cuộc sống hôm nay, thế nhưng nó cũng phần nào khẳng định được bản sắc vùng miền nói riêng và dân tộc nói chung đối với con cháu muôn đời để từ đó chúng ta biết giữ gìn và bảo vệ chúng.