Vì sao khi trẻ sốt cao có thể gây co giật?

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ nhi khoa

Mấy hôm nay trời Hà Nội sáng nắng chang chang, tối đến lại lạnh nên con mình bắt đầu có dấu hiệu bị ốm, người ấm ấm

Mấy chị hàng xóm bảo là cẩn thận đừng để con sốt cao, không là sẽ bị co giật

Vậy có phải khi trẻ sốt cao là sẽ bị co giật không ạ? Có cách nào để tránh điều đó xảy ra không ạ?

Từ khóa: 

mẹ và bé

,

sức khoẻ nhi khoa

Nếu con đã sốt cao thì bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần và xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật chỉ là bước đầu tiên, quan trọng hơn cả là phòng ngừa cơn co giật tái phát và hạn chế các biến chứng. Trong một số trường hợp, nếu đánh giá trẻ có nguy cơ cao tiến triển thành di chứng động kinh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc chống co giật, thuốc an thần sử dụng trong thời gian ngắn nhằm giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ cách hạ sốt, sơ cứu khi trẻ bị co giật cũng như chăm sóc trẻ sau cơn co giật để giúp con yêu sớm hồi phục và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của sốt, cha mẹ nên:

  • Cho trẻ nằm ở những nơi thông thoáng, không có gió lùa, không đắp quá nhiều chăn và hạn chế quá nhiều người vây quanh. Nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
  • Chỉ nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng nách, bẹn, lưng,... lau cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống.
  • Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol khi thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì nên uống thuốc ngay khi thân nhiệt từ 37.7 độ.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, cho trẻ bú nhiều hơn nếu trẻ chưa cai sữa. Đồng thời bù điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn.
Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện một số hướng dẫn sau để giảm thiểu rủi ro và tai nạn cho trẻ:
  • Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương trẻ. Tuyệt đối không di chuyển trẻ trừ khi đó là một nơi nguy hiểm như cạnh bàn, gầm giường, bậc thang,...
  • Nới bớt khuy áo, tháo thắt lưng (nếu có) để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.
  • Không cho tay, hay bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ, không kìm kẹp, giữ chặt trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương.
  • Đặt trẻ nghiêng sang 1 bên để đờm dãi, chất nôn chảy ra ngoài tránh tình trạng sặc, khó thở.
  • Sau cơn co giật, bạn nên kiểm tra đường thở và khả năng phản xạ, nghe, nói,... để chắc chắn trẻ đã tỉnh táo và nên nói chuyện, trấn an tinh thần cho trẻ bớt sợ.
Trả lời

Nếu con đã sốt cao thì bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần và xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật chỉ là bước đầu tiên, quan trọng hơn cả là phòng ngừa cơn co giật tái phát và hạn chế các biến chứng. Trong một số trường hợp, nếu đánh giá trẻ có nguy cơ cao tiến triển thành di chứng động kinh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc chống co giật, thuốc an thần sử dụng trong thời gian ngắn nhằm giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ cách hạ sốt, sơ cứu khi trẻ bị co giật cũng như chăm sóc trẻ sau cơn co giật để giúp con yêu sớm hồi phục và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của sốt, cha mẹ nên:

  • Cho trẻ nằm ở những nơi thông thoáng, không có gió lùa, không đắp quá nhiều chăn và hạn chế quá nhiều người vây quanh. Nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
  • Chỉ nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng nách, bẹn, lưng,... lau cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống.
  • Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol khi thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì nên uống thuốc ngay khi thân nhiệt từ 37.7 độ.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, cho trẻ bú nhiều hơn nếu trẻ chưa cai sữa. Đồng thời bù điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn.
Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện một số hướng dẫn sau để giảm thiểu rủi ro và tai nạn cho trẻ:
  • Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương trẻ. Tuyệt đối không di chuyển trẻ trừ khi đó là một nơi nguy hiểm như cạnh bàn, gầm giường, bậc thang,...
  • Nới bớt khuy áo, tháo thắt lưng (nếu có) để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.
  • Không cho tay, hay bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ, không kìm kẹp, giữ chặt trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương.
  • Đặt trẻ nghiêng sang 1 bên để đờm dãi, chất nôn chảy ra ngoài tránh tình trạng sặc, khó thở.
  • Sau cơn co giật, bạn nên kiểm tra đường thở và khả năng phản xạ, nghe, nói,... để chắc chắn trẻ đã tỉnh táo và nên nói chuyện, trấn an tinh thần cho trẻ bớt sợ.
Do não trẻ chưa có sự phát triển đầy đủ và đang còn vô cùng nhạy cảm trước các rối loạn nhiệt độ. Sự gia tăng nhiệt độ khi sốt cao có thể làm cho não của trẻ bị kích thích từ đó khởi phát co giật.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị sốt co giật trong đó chủ yếu là do nhiễm trùng: vi khuẩn, siêu vi hoặc sau tiêm chủng. Bên cạnh đó, sốt co giật cũng có thể do tiền sử gia đình. 

Tuy nhiên, giải thích vì sao sốt cao có thể gây co giật ở trẻ như vậy không có nghĩa là mọi trẻ nhỏ đều có thể bị co giật khi sốt cao. Tình trạng này hầu như chỉ xảy ra ở những trẻ có não nhạy cảm hơn so với trẻ khác, chủ yếu là theo khuynh hướng gia đình. Hội chứng này đa phần sẽ chấm dứt khi trẻ trên 5 tuổi vì lúc ấy não trẻ đã trưởng thành. Ngoài ra, hầu hết trong tương lai sẽ không tiếp tục phát triển chứng rối loạn co giật.