Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc chọn Pháp là nước đầu tiên để đặt chân đến?

  1. Lịch sử

Những nét chính về quá trình hoạt động của Người ở đất nước này?

Từ khóa: 

lịch sử

* Lý do: – Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản 1789, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ở châu Âu. – Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp rêu rao khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Người đến nước Pháp để tìm hiểu sự thật của sự tự do, bình đẳng, bác ái đó. * Những nét chính: – Ngày 5/6/1911, Người bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến nước Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. – Năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga. – Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai để đòi các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và dân tộc tự quyết cho dân tộc Việt Nam. – Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản. – Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua, Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. – Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn — con đường cách mạng vô sản. – Sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách mạng các nước vừa đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đến đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Người khẳng định: Muốn cứu nước, muôn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản ngày – Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng, rồi tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đế lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. => Như vậy, việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, đây là cống hiến lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đốĩ với dân tộc Việt Nam trong quá trình hoạt động cứu nước của mình.
Trả lời
* Lý do: – Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản 1789, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ở châu Âu. – Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp rêu rao khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Người đến nước Pháp để tìm hiểu sự thật của sự tự do, bình đẳng, bác ái đó. * Những nét chính: – Ngày 5/6/1911, Người bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến nước Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. – Năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga. – Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai để đòi các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và dân tộc tự quyết cho dân tộc Việt Nam. – Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản. – Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua, Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. – Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn — con đường cách mạng vô sản. – Sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách mạng các nước vừa đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đến đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Người khẳng định: Muốn cứu nước, muôn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản ngày – Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng, rồi tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đế lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. => Như vậy, việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, đây là cống hiến lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đốĩ với dân tộc Việt Nam trong quá trình hoạt động cứu nước của mình.