Vì sao khi Iran bị thắt chặt trừng phạt, Mỹ hợp tác với Ả rập xê út và UAE để bù lượng sụt giảm cung dầu mà thị trường vẫn lo ngại thắt chặt cung dầu?

  1. Đầu tư & Tài chính

Vì sao khi Iran bị trừng phạt, Mỹ hợp tác với Ả rập xê út và UAE để bù lượng sụt giảm cung dầu mà thị trường vẫn lo ngại thắt chặt cung dầu ạ?

Em đọc báo mà khúc mắc quá ạ, mong mn giải đáp.

Từ khóa: 

kinh tế

,

vàng đen

,

mỹ- iran

,

đầu tư & tài chính

Vì việc Mỹ, UAE và Arab Saudi hợp tác với nhau chỉ giải được bài toán trong ngắn hạn thôi nhé bạn, và đó chỉ là các diễn biến ở Trung Đông. Nói về năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt thì người tra phải nhìn cả về Nga và Venezuela nữa. Việc Mỹ xiết Iran làm bùng lên các căng thẳng về nhiều mặt khác và dầu mỏ chỉ điểm khởi đầu.

Mấu chốt làm người ta lo ngại về thị trường dầu mỏ không phải ở việc trữ lượng Iran cung cấp ra thế giới bị sụt giảm, vì chỉ cần Arab hoặc UAE tăng 10% năng lực sản xuất là đủ lấp rồi. Vấn đề ở chỗ là có đến 30-40% lượng dầu mỏ Iran sản xuất được bán cho Trung Quốc. Tăng cường trừng phạt Iran nghĩa là ít nhiều đang động chạm vào lợi ích của Trung Quốc. Mình nghĩ cái chính của sự bất ổn nằm ở đây. 

Thêm nữa, việc bắt Arab hay UAE gánh phần của Iran thì cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, năm ngoái 2 nước này cũng "được" Mỹ đẩy năng xuất sản xuất để bù vào lượng thiếu hụt từ việc bất ổn chính trị ở Venezuela, trong ngắn hạn nó tạo ra sự cân bằng cho thị trường, thậm chí năm ngoái giá dầu còn giảm do Arab và UAE đáp ứng quá tốt yêu cầu của Mỹ. Nhưng bạn thấy đó, năm ngoái giá dầu giảm, năm nay lại tăng mạnh (nhìn vào giá xăng của VN có thể ánh xạ sang được phần nào), có vẻ là Arab và UAE cũng đuối rồi. Đó là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn đó bạn.

Đấy là năm ngoái chưa động nhiều vào Trung Quốc, năm nay việc Mỹ làm với Iran còn xung đột lợi ích trực tiếp với Trung Quốc nữa, đương nhiên mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều

Trả lời

Vì việc Mỹ, UAE và Arab Saudi hợp tác với nhau chỉ giải được bài toán trong ngắn hạn thôi nhé bạn, và đó chỉ là các diễn biến ở Trung Đông. Nói về năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt thì người tra phải nhìn cả về Nga và Venezuela nữa. Việc Mỹ xiết Iran làm bùng lên các căng thẳng về nhiều mặt khác và dầu mỏ chỉ điểm khởi đầu.

Mấu chốt làm người ta lo ngại về thị trường dầu mỏ không phải ở việc trữ lượng Iran cung cấp ra thế giới bị sụt giảm, vì chỉ cần Arab hoặc UAE tăng 10% năng lực sản xuất là đủ lấp rồi. Vấn đề ở chỗ là có đến 30-40% lượng dầu mỏ Iran sản xuất được bán cho Trung Quốc. Tăng cường trừng phạt Iran nghĩa là ít nhiều đang động chạm vào lợi ích của Trung Quốc. Mình nghĩ cái chính của sự bất ổn nằm ở đây. 

Thêm nữa, việc bắt Arab hay UAE gánh phần của Iran thì cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, năm ngoái 2 nước này cũng "được" Mỹ đẩy năng xuất sản xuất để bù vào lượng thiếu hụt từ việc bất ổn chính trị ở Venezuela, trong ngắn hạn nó tạo ra sự cân bằng cho thị trường, thậm chí năm ngoái giá dầu còn giảm do Arab và UAE đáp ứng quá tốt yêu cầu của Mỹ. Nhưng bạn thấy đó, năm ngoái giá dầu giảm, năm nay lại tăng mạnh (nhìn vào giá xăng của VN có thể ánh xạ sang được phần nào), có vẻ là Arab và UAE cũng đuối rồi. Đó là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn đó bạn.

Đấy là năm ngoái chưa động nhiều vào Trung Quốc, năm nay việc Mỹ làm với Iran còn xung đột lợi ích trực tiếp với Trung Quốc nữa, đương nhiên mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều

Lịch sử cho thấy, mỗi khi Mỹ cấm vận và đe doạ chiến tranh với một quốc gia Trung Đông thì giá dầu thô bị đẩy lên cao, nguồn cung bị thắt chặt như trong trường hợp Mỹ tấn công Iraq vào thập niên 90 và năm 2003, Mỹ tấn công Lybya, Afganishtan...do đó, hiện nay Mỹ đã cấm vận Iran, nước có sản lượng dầu thô thuộc top đầu thế giới và liên tục có động thái đe doạ chiến tranh, Israel và Iran thì đang xung đột dữ dội tại Syria và căng thẳng có thể leo thang khiến cho các cường quốc như Mỹ phải nhảy vào bảo vệ đồng minh. Bàn cờ địa chính trị Trung đông rất phức tạp và trong đó dầu thô chính là quân bài chiến lược mà Iran nắm trong tay, họ không bán dầu cho Mỹ, cho Châu Âu được thì bán cho Nga,Trung Quốc nhưng nếu chiến tranh nổ ra, eo biển Hormuz bị phong toả sẽ là thảm hoạ với vận chuyển dầu của cả Trung Đông. Cho nên các quốc gia phải tăng lượng dự trữ dầu thô để đối phó với tình hình giá thị trường là điều tất nhiên, và lúc này thì sản lượng của Arab Saudi và UAE không thể bù đắp cho số bị tăng lên này.
K biết