Vì sao học sinh hiện nay ghét học Sử?

  1. Giáo dục

Không chỉ là vấn đề ghét học Sử của học sinh Việt Nam hiện nay mà còn là cả vấn đề phương pháp dạy Sử bị đóng khung ở một góc nhìn. Học sinh không được tiếp cận vấn đề một cách đa chiều, cũng như ít khi được đưa ra quan điểm cá nhân. Mình vẫn còn nhớ hồi cấp 3, bọn mình được giao bài tập môn Sử làm tài liệu sưu tầm về một chiến dịch trong lịch sử tùy chọn. Giáo viên dạy Sử của mình lúc ấy là một người rất cực đoan, cô bác bỏ ý tất cả những ý kiến đi ngược lại với cái gọi là "lý tưởng" mà cô tin vào. Lớp mình lúc ấy có một bạn làm về chiến dịch Mậu Thân và ảnh tư liệu mà bạn ý sưu tầm thì "gây tranh cãi" vì tính phản ánh chân thật quá mức của nó. Bạn mình bị cô bêu ra trước lớp, cô thậm chí còn vừa khóc vừa chỉ trích bạn ý bằng những lời mà nghe qua chắc còn tưởng là Nhân Văn Giai Phẩm thời hiện đại. Vụ việc sau đó khá lùm xùm và cuối cùng kết thúc bằng việc bạn mình bị mời lên phòng hiệu trưởng uống trà. Sau đó thì bạn ý quay trở về lớp và vẫn học bình thường. Thật sự cách làm như của cô giáo mình chính là nguyên nhân làm cho học sinh ngần ngại nêu quan điểm và chính kiến ở những môn học như môn Sử. Kiểu dạy như này sẽ chỉ làm cho học sinh ngày càng chán học và mất đi hứng thú.

Từ khóa: 

giáo dục

Mình không bàn nội dung của bạn viết, chỉ muốn nói về câu hỏi của bạn.

Đầu tiên, "học sinh" là học sinh nào? Cần phải biết một điều, có rất nhiều người có những chính kiến khác nhau. Với môn sử thì có người thích có người không thích. Và trong những người thích môn Sử thì cũng tùy giai đoạn, có người thích thời vua quan, có người thích thời hiện đại. Có quá nhiều đối tượng để khảo thí, trước khi đi đến một kết luận.

Thứ hai, bởi vì có quá nhiều đối tượng khác nhau, nên việc nhận định cũng rất khó trả lời được câu hỏi "tại sao". Đơn giản là mỗi người một lý do khác nhau.

Tại sao mình lại đề cập đến vấn đề này? Vì đơn giản nếu không cùng xét trên một nhóm người giống nhau, thì cuộc tranh luận sẽ không đi đến đâu. Một người nói ý kiến dựa trên nhóm người A, người kia phản đối dựa trên nhóm người B, cả hai người đều đưa ra dẫn chứng đúng, và cả hai người đều đúng cả, nhưng hai nhóm người này có quan điểm khác nhau, và cuộc tranh luận chẳng đi đến đâu cả.

Mình là người thích tìm hiểu lịch sử, và phải là lịch sử thật. Lịch sử phải có đầy đủ hai khía cạnh tốt và xấu, cái đấu tranh giữa hai hay nhiều luồng tư tưởng khác biệt nhau. Chính vì vậy, mình khá thích lịch sử thời phong kiến, và không thích lịch sử hiện đại. Đơn giản vì lịch sử hiện đại rất "một màu".

Tại sao? Vì lịch sử thời phong kiến được ghi chép đầy đủ cả 2 khía cạnh tốt và xấu của từng triều đại và của từng vị vua, nhờ đó mà mình rút ra được bài học. Còn lịch sử hiện đại từ khi có Đảng thì chỉ một màu, rằng Đảng ta là chính nghĩa và quang vinh, chính vì vậy mình không cảm thấy có bài học lịch sử gì cả. Đảng quá hoàn hảo, không có sai lầm thì làm gì có bài học từ sai lầm? Và vì thiếu bài học lịch sử mà mình cảm thấy khó tiếp thu và không thích nó.

Tất nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng cho mỗi mình mình thôi nhé. Vì mình có sở thích "nhiều màu" và "đa nguyên".

Nhiều khi nghĩ cái sở thích "nhiều màu" của mình đã ăn vào máu rồi, chẳng thế mà thời học phổ thông mình đã từng đứng trước cột cờ vì 2 lý do ngược nhau: Một là được khen thưởng vì thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, hai là bị phạt vì tội đánh lộn và phá hoại của công.

Trả lời

Mình không bàn nội dung của bạn viết, chỉ muốn nói về câu hỏi của bạn.

Đầu tiên, "học sinh" là học sinh nào? Cần phải biết một điều, có rất nhiều người có những chính kiến khác nhau. Với môn sử thì có người thích có người không thích. Và trong những người thích môn Sử thì cũng tùy giai đoạn, có người thích thời vua quan, có người thích thời hiện đại. Có quá nhiều đối tượng để khảo thí, trước khi đi đến một kết luận.

Thứ hai, bởi vì có quá nhiều đối tượng khác nhau, nên việc nhận định cũng rất khó trả lời được câu hỏi "tại sao". Đơn giản là mỗi người một lý do khác nhau.

Tại sao mình lại đề cập đến vấn đề này? Vì đơn giản nếu không cùng xét trên một nhóm người giống nhau, thì cuộc tranh luận sẽ không đi đến đâu. Một người nói ý kiến dựa trên nhóm người A, người kia phản đối dựa trên nhóm người B, cả hai người đều đưa ra dẫn chứng đúng, và cả hai người đều đúng cả, nhưng hai nhóm người này có quan điểm khác nhau, và cuộc tranh luận chẳng đi đến đâu cả.

Mình là người thích tìm hiểu lịch sử, và phải là lịch sử thật. Lịch sử phải có đầy đủ hai khía cạnh tốt và xấu, cái đấu tranh giữa hai hay nhiều luồng tư tưởng khác biệt nhau. Chính vì vậy, mình khá thích lịch sử thời phong kiến, và không thích lịch sử hiện đại. Đơn giản vì lịch sử hiện đại rất "một màu".

Tại sao? Vì lịch sử thời phong kiến được ghi chép đầy đủ cả 2 khía cạnh tốt và xấu của từng triều đại và của từng vị vua, nhờ đó mà mình rút ra được bài học. Còn lịch sử hiện đại từ khi có Đảng thì chỉ một màu, rằng Đảng ta là chính nghĩa và quang vinh, chính vì vậy mình không cảm thấy có bài học lịch sử gì cả. Đảng quá hoàn hảo, không có sai lầm thì làm gì có bài học từ sai lầm? Và vì thiếu bài học lịch sử mà mình cảm thấy khó tiếp thu và không thích nó.

Tất nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng cho mỗi mình mình thôi nhé. Vì mình có sở thích "nhiều màu" và "đa nguyên".

Nhiều khi nghĩ cái sở thích "nhiều màu" của mình đã ăn vào máu rồi, chẳng thế mà thời học phổ thông mình đã từng đứng trước cột cờ vì 2 lý do ngược nhau: Một là được khen thưởng vì thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, hai là bị phạt vì tội đánh lộn và phá hoại của công.

Mình thấy phần tranh biện của bạn này rất hay và phù hợp với câu hỏi của bạn.

Tùy bản thân mỗi người nữa ! Chúng ta không thể đỗ lỗi tại thầy cô mà lấp liếm đi cái tính lười nhác của mình. Bằng chứng là xem phim dã sử tàu thì nhiều e thuộc vánh vách các giai đoạn, lịch sử của tàu. Trong khi lịch sử Vn thì không mảy may tìm hiểu. Thật đáng buồn cho các e bị nhồi sọ với hàng loạt văn bản, clip truyền bá phản động mà các e vẫn ngu ngơ tin là sự thật. Lý do đầu tiên mà các e ghét sử là nó có quá nhiều con số, văn phạm tiết giảm khiến chúng có một lối mòn. Mở 1 trang sử ra đọc chỉ có mốc thời gian , sự kiện nên nhiều em chán nản. Nếu như các em tôn trọng lịch sử thì có thể tìm đọc thêm các ẩn phẩm chính thống. Với cái VD bạn nêu bạn như chắc nịch khẳng định rằng người bạn của bạn đúng và cô sai ? Tôi nghĩ bạn hơi suy diễn cá nhân thôi, và bạn lấy cái gì để chứng minh tư liệu mà bạn kia kiếm đc là đúng ? Bạn đi hỏi những nhân chứng sống, bạn đã trò chuyện với các thương binh, bệnh binh bị bỏ lại 1 phần cơ thể chưa ? Bạn có biết là những dữ kiện lịch sử cũng chỉ ở dừng lại mức tương đối không ? Chả lẽ suốt  thời gian học trung học từ cấp 2 hết cấp 3 bạn ko đc gặp 1 giáo viên yêu sử ? Hay là bạn học đối phó, ngủ trong tiết sử của thầy cô ? Với tôi , tôi chỉ tiếc là mình ko yêu sử sớm hơn mà thôi !