Vì sao em bé thích mút tay?
Mình thấy hầu như em bé nào cũng rất thích mút tay, liệu có phải do mọc răng nên ngứa không nhỉ?
mẹ và bé
đó là cách để bé bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới. Môi và ngón tay là hai bộ phận có xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất. Thông qua việc mút tay, bé cảm nhận được bàn tay của mình. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. Nhiều bé thậm chí đưa cả chân vào miệng để mút.
Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.
Tiếp đó, khi bàn tay trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu cầm nắm được, trẻ sẽ cầm mọi thứ xung quanh mình và đưa vào miệng. Cơ quan cảm giác của miệng sẽ giúp bé nhận định được những thuộc tính của đồ vật đó như độ cứng, mềm, to, nhỏ, vị của chúng… Quá trình này giống như một cách thức kiểm nghiệm và khám phá những thứ lạ lẫm xung quanh mình. Thông qua việc này, các chức năng của khoang miệng cũng từng bước hoàn thiện.
Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.
Lan Anh
đó là cách để bé bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới. Môi và ngón tay là hai bộ phận có xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất. Thông qua việc mút tay, bé cảm nhận được bàn tay của mình. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. Nhiều bé thậm chí đưa cả chân vào miệng để mút.
Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh.
Tiếp đó, khi bàn tay trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu cầm nắm được, trẻ sẽ cầm mọi thứ xung quanh mình và đưa vào miệng. Cơ quan cảm giác của miệng sẽ giúp bé nhận định được những thuộc tính của đồ vật đó như độ cứng, mềm, to, nhỏ, vị của chúng… Quá trình này giống như một cách thức kiểm nghiệm và khám phá những thứ lạ lẫm xung quanh mình. Thông qua việc này, các chức năng của khoang miệng cũng từng bước hoàn thiện.
Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.
Dương Thu Hương
Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái là điều hoàn toàn tự nhiên. Đây là lý do tại sao, theo giải thích của trang whattoexpect:
Trẻ sơ sinh sinh ra đã biết bú. Nghĩa là, bú là một phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh vì đó là cách chúng ăn. Vì vậy, chắc chắn mút ngón tay là một điều tốt mà con bạn đã tìm ra được rồi.
Mút ngón tay giúp bé bình tĩnh hơn. Ngay cả khi bạn vừa cho trẻ bú xong, trẻ vẫn có thể cần bú thêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là em bé muốn ăn tiếp. Em bé bú không phải chỉ để no bụng, em bé còn cần bú nhưng không phải là bú, mà là bú để xoa dịu chúng. Đó là lý do chúng ta mua núm vú giả ngay từ đầu. Một số trẻ nhỏ còn thích mút ngón tay cái, thích bú "không bổ sung dinh dưỡng" hơn những trẻ khác.
Ngón tay cái luôn ở trong tầm tay. Tại sao em bé lại cứ mút ngón tay cái, mà không phải là một ngón tay khác? Bởi vì, nó ở ngay đó! Tất nhiên, những lần mút đầu tiên có thể chỉ là một thử nghiệm vị giác tình cờ, nhưng khi bé nhận ra ngón tay cái của mình dễ chịu (và dễ tiếp cận như thế nào!), bé sẽ nhanh chóng học cách đưa nó vào miệng có chủ đích.
Vậy, tại sao bạn không thử để con bạn ngậm núm vú giả thay thế? Nếu việc em bé mút ngón tay cái thực sự khiến bạn lo ngại, bạn có thể tập cho bé dùng núm vú giả. Bạn sẽ kiểm soát được khi nào và ở đâu em bé sẽ mút ti giả. Một điều nữa là các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng núm vú giả khi ngủ làm giảm nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Nhưng em bé mút ngón tay cái cũng có một số lợi ích. Vì khi cần, em bé có thể mút ngay để giúp em cảm thấy bình tĩnh mà không cần mẹ giúp đỡ.
Một nguyên tắc nhỏ nếu bé tiếp tục sử dụng ngón tay cái hoặc núm vú giả trong thời gian dài, đó là khi bé lớn lên, việc mút ngón tay hay bú núm vú giả quá nhiều có thể làm rối loạn sự liên kết của răng và thậm chí cả cấu trúc của miệng, vì vậy bạn sẽ muốn cai sữa cho bé trước khi chiếc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Hầu hết trẻ em bắt đầu rụng răng sữa trong độ tuổi từ 5 đến 6.