Vì sao em bé lắm xương hơn người lớn?
mẹ và bé
,khoa học
Khi mới sinh ra, cơ thể của trẻ có khoảng 300 xương, nhưng khi trưởng thành con số này chỉ còn có 206. Trong khi trẻ em và người lớn đều có những loại xương giống nhau như mỗi tay có một chiếc xương tay, mỗi đùi có một chiếc xương đùi. Vậy, tại sao khi trưởng thành số xương của con người lại ít đi?
Để biết tại sao trẻ em có nhiều xương hơn người lớn, các bạn hãy nhìn vào hai bức ảnh chụp xương cánh tay của trẻ em và người lớn dưới đây.
Trong bức hình chụp xương cánh tay của trẻ em (bên trái), 2 khúc xương được đánh dấu màu vàng là hai phần của cùng một chiếc xương. Phần được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh ở giữa hai khúc này là một thành phần mềm và đàn hồi giống cao su, được gọi là đĩa sụn. Đây là nơi xương phát triển khi em bé dần trưởng thành. Đĩa sụn này sẽ bắt đầu vôi hóa (biến thành xương) khi trẻ dần đến tuổi dậy thì và dần hợp 2 mảnh xương thành một mảnh duy nhất. Chính điều này giúp chúng ta cao lên sau tuổi dậy thì.
Quan sát tấm hình xương cánh tay của người lớn khi đĩa sụn đã thành xương (ảnh bên phải), ta thấy rằng khi xương phát triển, nó phát triển nhiều hơn ở hai đầu nơi có đĩa sụn thay vì ở giữa.
Tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân… đều phát triển như vậy. Chính vì vậy mà số lượng xương của trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Một ví dụ cụ thể khác là hộp sọ. Xương sọ của trẻ trong bụng mẹ được chia thành nhiều phần khác nhau, điều này giúp cho đầu của trẻ dễ dàng ra ngoài trong quá trình sinh nở. Sau đó qua thời gian những phần xương này sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn hơn để bảo vệ não ở bên trong.
Tóm lại, trẻ em có nhiều xương hơn người trưởng thành bởi chúng cần phải lớn lên. Trong quá trình lớn lên, các xương dính vào nhau khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết nên chúng ta khó có thể cao thêm. Nhưng độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển nên chúng ta vẫn có thể khỏe hơn.
RYU PYU
Khi mới sinh ra, cơ thể của trẻ có khoảng 300 xương, nhưng khi trưởng thành con số này chỉ còn có 206. Trong khi trẻ em và người lớn đều có những loại xương giống nhau như mỗi tay có một chiếc xương tay, mỗi đùi có một chiếc xương đùi. Vậy, tại sao khi trưởng thành số xương của con người lại ít đi?
Để biết tại sao trẻ em có nhiều xương hơn người lớn, các bạn hãy nhìn vào hai bức ảnh chụp xương cánh tay của trẻ em và người lớn dưới đây.
Trong bức hình chụp xương cánh tay của trẻ em (bên trái), 2 khúc xương được đánh dấu màu vàng là hai phần của cùng một chiếc xương. Phần được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh ở giữa hai khúc này là một thành phần mềm và đàn hồi giống cao su, được gọi là đĩa sụn. Đây là nơi xương phát triển khi em bé dần trưởng thành. Đĩa sụn này sẽ bắt đầu vôi hóa (biến thành xương) khi trẻ dần đến tuổi dậy thì và dần hợp 2 mảnh xương thành một mảnh duy nhất. Chính điều này giúp chúng ta cao lên sau tuổi dậy thì.
Quan sát tấm hình xương cánh tay của người lớn khi đĩa sụn đã thành xương (ảnh bên phải), ta thấy rằng khi xương phát triển, nó phát triển nhiều hơn ở hai đầu nơi có đĩa sụn thay vì ở giữa.
Tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân… đều phát triển như vậy. Chính vì vậy mà số lượng xương của trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Một ví dụ cụ thể khác là hộp sọ. Xương sọ của trẻ trong bụng mẹ được chia thành nhiều phần khác nhau, điều này giúp cho đầu của trẻ dễ dàng ra ngoài trong quá trình sinh nở. Sau đó qua thời gian những phần xương này sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn hơn để bảo vệ não ở bên trong.
Tóm lại, trẻ em có nhiều xương hơn người trưởng thành bởi chúng cần phải lớn lên. Trong quá trình lớn lên, các xương dính vào nhau khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết nên chúng ta khó có thể cao thêm. Nhưng độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển nên chúng ta vẫn có thể khỏe hơn.