Vì sao doanh nhân hăng hái làm từ thiện

  1. Xã hội

Kinh tế học truyền thống cho rằng con người bao giờ cũng tìm cách giành phần lợi cho mình, bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng nhằm làm cho mình được lợi nhiều nhất; chỉ cần không làm hại ai một cách trái pháp luật thì mọi hoạt động kinh tế làm tăng được lợi ích cho mình là hoạt động kinh tế có hiệu quả và hợp lý.

Thế nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp không hoàn toàn như vậy, thông thường chúng ta khó thực hiện được việc mình có lợi mà người khác không bị thiệt, thậm chí đôi khi còn làm lợi cho người khác.

Có một thí nghiệm nổi tiếng ai cũng biết: cho 2 người A và B tổng cộng 100 đồng, A được quyền quyết định cách phân chia, nếu B không đồng ý với cách chia của A thì cả hai đều không được đồng nào.

Nếu theo lý thuyết trên thì A nên chia cho mình 99 đ, B chỉ được 1 đ; mà B nên tiếp nhận cách chia đó, vì được 1đ còn hơn chẳng được đồng nào. Nhưng trong đời sống hiện thực, B thường tức giận phản đối cách chia ấy, khiến cả hai chẳng ai được gì; nhưng B nghĩ thà mình không được 1đ còn hơn để A được cả 99 đ. Lý do vì B cho là phương án ấy quá bất công. Nghĩa là B không chỉ xét vấn đề lợi ích mà còn chú trọng vấn đề công bằng.

Dĩ nhiên phương án làm cả hai đều được tiền và đều vui lòng, là chia đôi, 50:50 là tỷ lệ phân phối công bằng nhất. Nhưng A chẳng dại gì làm như thế.

Trong thực tế, phần lớn người ta thường chia theo tỷ lệ giữa 70:30 với 60:40, rất ít dùng tỷ lệ 99:1. Nghĩa là ngoài việc nghĩ tới lợi ích của mình, A cũng phải xét tới vấn đề công bằng, cân nhắc sao cho B có thể tiếp thu được mức bất công do A đề ra.

Bởi vậy, muốn đạt mục tiêu mình được lợi nhất, nếu chỉ nghĩ đến mình thôi là không đủ, phải xét việc làm lợi cho kẻ khác; người khác có lợi thì mình mới có lợi. Nói cách khác, lợi người cũng là lợi ta, yêu mình thì cũng nên yêu người.

Thật ra, yêu người khác một cách vô điều kiện cũng có thể làm tăng lợi ích cho mình. Hành vi vị tha đó thường một thời gian sau mới đem lại kết quả như vậy. Hành vi vị tha điển hình nhất là làm từ thiện. Ai cũng thừa hiểu là khi đó lợi ích của mình sẽ bị giảm, cho nên theo lý luận nói trên thì chớ nên làm từ thiện. Thế nhưng tại sao trong thực tế rất nhiều nhà giàu đều hăng hái làm từ thiện ?

Ở đây có một nguyên nhân chủ yếu, đó là lợi người cũng tức là lợi ta.

Tháng 9-1997, tỷ phú Ted Turner trùm hãng truyền thông CNN tuyên bố cúng 1 tỷ USD, tức 1/3 tài sản của mình, cho Liên Hợp Quốc dùng vào việc kế hoạch hoá sinh đẻ và phòng chữa các bệnh truyền nhiễm. Ông nói thẳng, không hề xấu hổ: “Tôi phát hiện thấy là mình càng làm nhiều việc tốt thì càng thu được lắm tiền.” Nghĩa là Ted tin rằng việc quyên tặng sẽ chỉ làm tài sản của ông tăng thêm mà thôi. Cho đến ngày ấy, chưa ai từng biếu một số tiền lớn như vậy cho công tác từ thiện.

Suy nghĩ của Ted hoàn toàn đúng: từ đó trở đi tài sản của ông tăng nhanh kỳ lạ. Riêng việc mua lại American Online đã tăng thêm cho Ted 3 tỷ USD chỉ trong 1 ngày. Đến năm 2001, tài sản của ông lên đến 9 tỷ USD, gấp 3 lần tài sản năm 1997. Trong lúc đó, tình trạng của Murdoch, một đối thủ cạnh tranh của Ted ra sao ? Tuy cũng cúng 10 triệu USD để xây một nhà thờ tại Los Angeles, nhưng số tiền này quá ít ỏi nên thiên hạ không ưa Murdoch. Cho nên trước kia ông này giàu hơn Ted nhưng đến năm 2001 thì lại nghèo hơn Ted 1 tỷ USD !

Robert Reich khi góp tiền làm từ thiện không hề nghĩ đến việc sẽ thu lại lợi ích gì cho mình, nhưng sau vài lần như thế, ông thấy tiền lại quay về, vì hành vi từ thiện làm mọi người có cảm tình hơn với ông. Tên ông được viết ngay ở cổng Trung tâm Khoa học Los Angeles, ai đi qua cũng trông thấy và khâm phục ông và có thêm nhiều người kết bạn với Reich. Nhờ cúng tiền cho công tác nghiên cứu bệnh ung thư, ông là người đầu tiên được một công ty dược phẩm mời đầu tư. Lúc đầu ông chỉ bỏ vốn 1 triệu USD, nay đã tăng 7 lần; sau khi công ty tham gia thị trường chứng khoán, ông được lãi 30 triệu USD. Rochy tổng kết: mỗi 1 đô la bỏ vào làm từ thiện có thể thu lại 1,2- 2 đô la.

Người giàu nhất thế giới Bill Gates năm 2004 tặng cho các tổ chức từ thiện toàn bộ tiền hoa hồng 3 tỷ USD được công ty Microsoft chia cho năm ấy. Thời gian 2000-2004, vợ chồng Gates đã góp hơn 10 tỷ USD cho công tác nhân đạo. Nhờ vậy, những người hàng ngày dùng phần mềm của Microsoft đều có cảm tình với Gates; mỗi khi công ty này có sản phẩm mới, ai nấy đều quan tâm và mua ngay. Trên thế giới có hàng trăm triệu người dùng máy tính, ai cũng mua như thế, sao mà công ty này không đại phát tài, sao mà Gates không giàu ?

Tuy không giàu như các nhân vật kể trên, nhưng đa số chúng ta vẫn có thể quan tâm giúp đỡ người khác, điều đó sẽ làm đời sống của ta vui vẻ và hạnh phúc hơn. “Thương người như thể thương thân” thời nay có thể đổi thành “Thương người cũng là thương mình”, “Lợi người cũng chính là lợi ta”. Doanh nhân làm từ thiện không bao giờ nghèo đi mà ngược lại chỉ giàu thêm mà thôi.

Từ khóa: 

xã hội

Vì làm ăn ngoài tài năng, chăm chỉ thì may mắn là một yếu tố không thể thiếu. Vậy nên cho đi nhiều để an yên, cho đi nhiều để tán lộc. Cho đi để cảm ơn vận mệnh.

Trả lời

Vì làm ăn ngoài tài năng, chăm chỉ thì may mắn là một yếu tố không thể thiếu. Vậy nên cho đi nhiều để an yên, cho đi nhiều để tán lộc. Cho đi để cảm ơn vận mệnh.

Ở đời muốn lấy thì cố mà cho,chẳng ai cho không ai cái gì đâu:v hiếm lắm mới có những thánh sống giúp người vì thích,cho người vì thích chứ chẳng có mục đích gì...mà thời đó cách nay cả ngàn năm rùi:v

Mình nghĩ không riêng các doanh nhân, các cá nhân mà có ý thức về việc cho đi và làm từ thiện thường có cuộc sống thuận lợi hơn. Vì mọi thứ trên đời đều là câu chuyện giữa người với người mà.

Không có bữa trưa nào là miễn phí mà ^^