Vì sao đầu tư vào quốc phòng không giúp ích cho nền kinh tế, ngược lại, có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xin lỗi nếu làm bạn và người khác khó chịu, nhưng mình nghĩ câu hỏi của bạn đã bị định hướng.
Phần lớn mọi người nghĩ "đầu tư vào quốc phòng là không có lợi cho nền kinh tế", và theo mình suy nghĩ như vậy là SAI.
Quốc phòng, hay cả chuyện chính trị, đều chung quy về vấn đề kinh tế.
Xét về kinh tế vĩ mô, cái mà quốc gia cần nhất là nguồn vốn tư bản. Nguồn vốn đó có thể là từ công dân, cũng có thể là đầu tư từ nước ngoài. Và khi mà người ta (cả công dân lẫn nhà đầu tư ngoại) bỏ tiền vào cho nền kinh tế của một nước, cái người ta cần nhất là sự phát triển kinh tế, và sự phát triển đó chỉ có thể có được thông qua việc ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh, bên cạnh chuyện bảo hộ bằng luật pháp.
Quốc phòng là một trong những thứ cần thiết cho việc đảm bảo nền kinh tế, bao gồm việc bảo vệ nguồn đầu tư.
Nếu quốc phòng và an ninh không đủ mạnh, chuyện gì sẽ xảy ra nếu có tranh chấp lãnh thổ của đất nước đó? Ngay lập tức đời sống của người dân sẽ thay đổi, chỉ số giá tiêu dùng giảm. Và nếu chiến tranh xảy ra, toàn bộ thị trường chứng khoán sẽ rơi thảm hại, và các nhà đầu tư không rút vốn kịp sẽ có thể phá sản.
Vì quốc phòng là để phòng ngừa các nước khác, nên nếu các nước khác có quân đội mạnh hơn thì quốc gia đó phải làm mạnh quốc phòng hơn nữa để đoái chọi nếu cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư.
Tóm lại, đầu tư vào quốc phòng là để bảo vệ nền kinh tế và vốn đầu tư, tạo niềm tin để thu hút thêm đầu tư. Đó là chuyện kinh tế vĩ mô, xin đừng đem chuyện quốc phòng vào góc nhìn kinh tế vi mô mà xét.
Trả lời
Xin lỗi nếu làm bạn và người khác khó chịu, nhưng mình nghĩ câu hỏi của bạn đã bị định hướng.
Phần lớn mọi người nghĩ "đầu tư vào quốc phòng là không có lợi cho nền kinh tế", và theo mình suy nghĩ như vậy là SAI.
Quốc phòng, hay cả chuyện chính trị, đều chung quy về vấn đề kinh tế.
Xét về kinh tế vĩ mô, cái mà quốc gia cần nhất là nguồn vốn tư bản. Nguồn vốn đó có thể là từ công dân, cũng có thể là đầu tư từ nước ngoài. Và khi mà người ta (cả công dân lẫn nhà đầu tư ngoại) bỏ tiền vào cho nền kinh tế của một nước, cái người ta cần nhất là sự phát triển kinh tế, và sự phát triển đó chỉ có thể có được thông qua việc ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh, bên cạnh chuyện bảo hộ bằng luật pháp.
Quốc phòng là một trong những thứ cần thiết cho việc đảm bảo nền kinh tế, bao gồm việc bảo vệ nguồn đầu tư.
Nếu quốc phòng và an ninh không đủ mạnh, chuyện gì sẽ xảy ra nếu có tranh chấp lãnh thổ của đất nước đó? Ngay lập tức đời sống của người dân sẽ thay đổi, chỉ số giá tiêu dùng giảm. Và nếu chiến tranh xảy ra, toàn bộ thị trường chứng khoán sẽ rơi thảm hại, và các nhà đầu tư không rút vốn kịp sẽ có thể phá sản.
Vì quốc phòng là để phòng ngừa các nước khác, nên nếu các nước khác có quân đội mạnh hơn thì quốc gia đó phải làm mạnh quốc phòng hơn nữa để đoái chọi nếu cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư.
Tóm lại, đầu tư vào quốc phòng là để bảo vệ nền kinh tế và vốn đầu tư, tạo niềm tin để thu hút thêm đầu tư. Đó là chuyện kinh tế vĩ mô, xin đừng đem chuyện quốc phòng vào góc nhìn kinh tế vi mô mà xét.
Vì đơn giản đầu tư vào đấy ko mang lại lợi ích kinh tế gì trước mắt cả.
Mua/ sản xuất 1 đống vật tư trang bị quốc phòng từ tên lửa, máy bay, tàu chiến... rồi chỉ để đó, lâu lâu mang ra tập chơi cho đỡ gỉ. Chiến tranh tổng lực huy động hết tất cả lực lượng quốc phòng trong khoảng thời gian gần đây dường như là cực hiếm xảy ra. Mà đống trang bị đấy nó cũng lại chỉ có hạn sư dụng nhất định, hết hạn sử dụng là phải loại biên kiếm hàng mới bù vào thế nên hàng năm đều phải chi 1 khoản kha khá mua mới, rồi bảo dưỡng, bảo trì...
Như VN năm 2019 cũng chi tầm 5.1 tỏi Trump tệ cho ngân sách QP. Tiền đấy là 1/3 cái sân bay quốc tế Long Thành, mấy tuyến metro luôn. Và rõ ràng nó chẳng mang lại tí lợi ích kinh tế nào. Chúng ta cả năm ko đánh nhau với ai cả, căng nhất cũng chỉ ra biển chơi lễ hội té nước, đâm húc với tàu Trung+.
Ngân sách thì cố định, rõ ràng là chi càng nhiều cho quốc phòng thì những chỗ khác phải bóp đi thôi, ảnh hưởng lên kinh tế là rõ ràng rồi.
Tuy nhiên, nếu hỏi rằng có cần hay ko thì tất nhiên là có. Thứ nhất là chủ quyền quốc gia, phải có lực lượng đủ mạnh thì mới giữ được lãnh thổ. Như thằng Palestine, quân đội chính quy chả có gì, Ịt xà nó hứng lên lúc nào là nó sang nó lùa như vịt lúc đấy.
Thứ hai, khi quân sự đủ mạnh áp đảo bọn xung quanh thì chả thằng nào nó dám sang chọc vào bạn cả, bạn có thể yên tâm mà phát triển kinh tế, đôi khi còn có thể buôn vũ khí nhà trồng được để kiếm thêm tiền vào ngân sách luôn.
Thêm vào đó, có khá nhiều phát minh, thành tựu khoa học kỹ thuật ngày nay sử dụng rộng rãi đóng góp khá cho việc phát triển kinh tế là từ quân sự mà ra như mạng Internet, định vị toàn cầu (GPS, GLONASS,...), thực tế ảo, máy bay ko người lái...
Nhắc đến Quốc phòng thì người ta chỉ nhắc tới chi tiêu quốc phòng chứ ko có chuyện thặng dư quốc phòng. Một làm việc gì mà chỉ có tiêu tiền, đưa tiền ra mà ko thu lại đồng nào thì chắc chắn là lỗ nặng rồi.
Ko chỉ vậy, các khoản mục cho quốc phòng rất tốn kém: quân trang, quân bị, nuôi lính, lương của lính và nhất là các khí tài công nghệ cao. 1 cái xe bắn tên lửa đã gần 150 triệu đô. Bắn 1 quả tên lửa là bắn 1 triệu đô lên trời. Ko trúng là coi như mất trắng 1 triệu đô. Mà 1 trận đâu chỉ bắn 1 quả, và chiến sự thì cũng chẳng nằm ở 1 trận. Rồi tiền cho cơ sở vật chất, đủ cả. Vậy thì nếu phải chạy đua vũ trang, sắm sửa càng nhiều thì càng tốn. Mà tiền này lấy từ đâu, từ nền kinh tế mà ra cả. Tiền trong kinh tế nếu ko quay vòng, ko sinh lợi mà "nhốt "vào 1 tài sản nào đó thì đó là tiền chết rồi. "Nhốt" càng nhiều thì nền kjnh tế càng phải khom lưng ra gánh. Rõ chi tiêu quốc phòng càng nhiều thì càng nặng gánh cho nền kinh tế quốc gia, nhất là các quốc gia còn yếu về kinh tế. Triều Tiên chẳng hạn, mọi giá cho quốc phòng mà khiến dân đói ăn, hay ngược lại Nhật Bản sau WWII, có bước tiến "thần kỳ" cũng 1 phần nhờ vào ko phải chi tiêu cho quốc phòng.
Nhưng nếu nhìn sâu xa thì chi tiêu quốc phòng cũng giúp ích kinh tế, vì quốc phòng vững thì kinh tế mới ổn định để phát triển. Nhưng vì ko tạo ra sản phẩm, lợi nhuận thực tế để có thể đo đếm đc. Nên ta chẳng thấy đc cái lợi của nó, mặc dù thục sự có thể nói, tác động rất lớn. Vì vậy, mặc dù cực kỳ tốn kém, nhưng ko chi tiêu cho quốc phòng là chuyện "ko chi ko đc", với mọi quốc gia. Nhất là các quốc gia có nguy cơ xung đột.