Vì sao cư dân mạng Việt Nam quan tâm tới bầu cử Tổng Thống Mỹ như vậy?

  1. Tin Tức

Facebook, diễn đàn, báo chí mấy hôm nay rần rần share và bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm chí các hoạt động livestream, bình luận còn được update liên tục trên các trang báo.

Theo bạn vì sang cư dân mạng quan tâm nhiều tới bầu cử Mỹ vậy?

Từ khóa: 

bầu cử mỹ

,

tổng thống mỹ

,

tin tức

"Cư dân mạng" là một khái niệm quá tổng quát, nên khó có kết luận chung chung được, xin phép phân tích ra nhiều nhóm người khác nhau.

Nhưng trước khi bắt đầu, mình nói về kết quả bầu cử trước. Sự khác biệt về chính sách từ kinh tế đến đối ngoại, đến vấn đề của người dân như phân biệt sắc tộc hay chuyện phá thai,... là rất lớn. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến một nhóm người hoặc doanh nghiệp này, nhưng lại ảnh hưởng tốt đến nhóm khác. Nước Mỹ hiện tại có ảnh hưởng lớn cả về kinh tế, quân sự và khoa học, nên các biến động này kéo theo ảnh hưởng của các nước khác nữa, rồi như quân cờ domino, hàng loạt nước khác bị ảnh hưởng theo.

Quay lại phân tích sự quan tâm của "cư dân mạng", mình phân tích về các nhóm người khác nhau.

Thứ nhất là các trader, đặc biệt là trader forex. Vì kết quả bầu cử ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, nên ảnh hưởng mạnh đến USD, đây vừa là cơ hội vừa là nguy cơ, bởi vậy giới trader không thể bỏ qua chuyện này. Thậm chí, họ còn đi sâu vào tìm hiểu từng chi tiết nhỏ như cách thức thực thi lời hứa của các ứng cử viên, để đánh giá tác động.

Thứ hai là giới quan sát chính trị, cụ thể ở đây là giới quan sát tại VN. Thực tế, mỗi khi Mỹ có thay đổi tổng thống là một loạt các tác động trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như Trump lên hồi 2016, kéo theo việc ngăn chặn TQ bành trướng với chiến tranh thương mại và lệnh cấm các công ty TQ. Việc này cuối cùng dẫn tới chuyện nhiều nhà máy từ TQ chuyển sang nước khác như VN. Và như vậy chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị thay đổi, cán cân quyền lực ở các khu vực như biển Đông, biển Đen, vùng vịnh,... cũng bị thay đổi theo. Giờ mà thay dổi tổng thống nữa, nghĩa là chính sách của Mỹ lại thay đổi, thì các nước phải thích ứng với tình hình mới. Cho nên giới quan sát chính trị chắc chắn phải quan tâm đến vụ này, để còn đưa ra nhận định và hướng đi tiếp theo.

Nhóm thứ ba nhóm làm ăn với nước ngoài. Như đã nói ở trên, sẽ có nhiều công ty Mỹ bị tác động tốt hoặc xấu, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như chính khách hàng hay nhà cung cấp của các doanh nghiệp đang làm ăn với nước ngoài. Đó là chưa kể có nhiều chính sách thương mại sẽ bị điều chỉnh, tăng thuế này nọ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm làm ăn với nước ngoài này.

Nhóm thứ tư là những người có người thân ở Mỹ. Người Mỹ thì đây là chuyện chính trị và quyền lợi của họ, họ quan tâm là điều chắc chắn, với lại họ có văn hóa tôn trọng chuyện bầu cử này nọ. Họ sẽ thảo luận nhiều và rất nhiều xung quanh vấn đề này, kéo theo những người thân ở VN cũng quan tâm theo.

Nhóm thứ năm là nhóm quan tâm đến thời cuộc. Ý mình là chuyện lớn chuyện nhỏ gì trên thế giới họ đều quan tâm cả. Nhóm này thì chẳng cần lý do gì cũng quan tâm đến bầu cử Mỹ... Đằng nào thì đông đảo 4 nhóm trên kia quan tâm thì sao họ lại không?

Nhóm thứ sáu là nhóm FOMO, thấy người ta chia sẻ thì cũng chia sẻ, thấy người ta thảo luận thì cũng thảo luận theo. Thông thường, nhóm này theo đuổi đề tài của người khác là vì họ sợ họ bị bỏ rơi khỏi cuộc trò chuyện, nên họ tìm hiểu đủ để bỏ túi kiến thức, khi cần thì xài, không cần thì cũng không kích hoạt cuộc nói chuyện về đề tài này làm gì.

Đó là phân tích của mình về mối quan tâm đến bầu cử. Vốn là nội dung của câu hỏi.

Nhưng mình thấy phần mô tả, bạn Hường Hoàng lại đề cập đến chuyện "chia sẻ" nên mình cũng muốn nói thêm xíu...

Thông thường, những người có chia sẻ là những người quan tâm, họ có thể thuộc nhóm này nhóm kia, nhưng khả năng cao là họ quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ.

Nhưng những người có quan tâm thì chưa chắc sẽ chia sẻ...

Một ví dụ là mình, mình tự xếp mình vào nhóm thứ 1 hoặc thứ 5, nhưng mình chẳng chia sẻ chuyện đó trên mạng xã hội làm gì. Có một số người bạn của mình cũng quan tâm giống mình (và chúng mình có thảo luận riêng), nhưng cũng hoàn toàn không đề cập gì trên MXH.

Mỗi người một lý do... Còn lý do của mình là: đề tài bầu cử dù ở nước nào cũng là một đề tài cực kỳ nhạy cảm và gây chia rẽ, MXH thì có quá nhiều người, quá nhiều quan điểm khác nhau, nên khả năng mình chia sẻ rồi bị gây chia rẽ cũng khá cao. Và điều này thì mình chả thích tẹo nào. Thôi, cứ co vòi lại, nói trong nhóm những người rất thân và thảo luận sòng phẳng thôi, không có nói public làm gì...

Ý của mình là nếu thảo luận riêng, chúng ta có quy ước về thảo luận chuyên nghiệp và tôn trọng là thế nào, các bên sẽ lắng nghe lẫn nhau, phân tích từng khía cạnh một... Nhưng nói public thì không gian thảo luận rất chật hẹp, và nhiều khi nói chưa hết ý với người này thì người khác nhảy vào chặn họng. Chán bỏ bu! Ha ha

Trả lời

"Cư dân mạng" là một khái niệm quá tổng quát, nên khó có kết luận chung chung được, xin phép phân tích ra nhiều nhóm người khác nhau.

Nhưng trước khi bắt đầu, mình nói về kết quả bầu cử trước. Sự khác biệt về chính sách từ kinh tế đến đối ngoại, đến vấn đề của người dân như phân biệt sắc tộc hay chuyện phá thai,... là rất lớn. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến một nhóm người hoặc doanh nghiệp này, nhưng lại ảnh hưởng tốt đến nhóm khác. Nước Mỹ hiện tại có ảnh hưởng lớn cả về kinh tế, quân sự và khoa học, nên các biến động này kéo theo ảnh hưởng của các nước khác nữa, rồi như quân cờ domino, hàng loạt nước khác bị ảnh hưởng theo.

Quay lại phân tích sự quan tâm của "cư dân mạng", mình phân tích về các nhóm người khác nhau.

Thứ nhất là các trader, đặc biệt là trader forex. Vì kết quả bầu cử ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, nên ảnh hưởng mạnh đến USD, đây vừa là cơ hội vừa là nguy cơ, bởi vậy giới trader không thể bỏ qua chuyện này. Thậm chí, họ còn đi sâu vào tìm hiểu từng chi tiết nhỏ như cách thức thực thi lời hứa của các ứng cử viên, để đánh giá tác động.

Thứ hai là giới quan sát chính trị, cụ thể ở đây là giới quan sát tại VN. Thực tế, mỗi khi Mỹ có thay đổi tổng thống là một loạt các tác động trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như Trump lên hồi 2016, kéo theo việc ngăn chặn TQ bành trướng với chiến tranh thương mại và lệnh cấm các công ty TQ. Việc này cuối cùng dẫn tới chuyện nhiều nhà máy từ TQ chuyển sang nước khác như VN. Và như vậy chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị thay đổi, cán cân quyền lực ở các khu vực như biển Đông, biển Đen, vùng vịnh,... cũng bị thay đổi theo. Giờ mà thay dổi tổng thống nữa, nghĩa là chính sách của Mỹ lại thay đổi, thì các nước phải thích ứng với tình hình mới. Cho nên giới quan sát chính trị chắc chắn phải quan tâm đến vụ này, để còn đưa ra nhận định và hướng đi tiếp theo.

Nhóm thứ ba nhóm làm ăn với nước ngoài. Như đã nói ở trên, sẽ có nhiều công ty Mỹ bị tác động tốt hoặc xấu, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như chính khách hàng hay nhà cung cấp của các doanh nghiệp đang làm ăn với nước ngoài. Đó là chưa kể có nhiều chính sách thương mại sẽ bị điều chỉnh, tăng thuế này nọ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm làm ăn với nước ngoài này.

Nhóm thứ tư là những người có người thân ở Mỹ. Người Mỹ thì đây là chuyện chính trị và quyền lợi của họ, họ quan tâm là điều chắc chắn, với lại họ có văn hóa tôn trọng chuyện bầu cử này nọ. Họ sẽ thảo luận nhiều và rất nhiều xung quanh vấn đề này, kéo theo những người thân ở VN cũng quan tâm theo.

Nhóm thứ năm là nhóm quan tâm đến thời cuộc. Ý mình là chuyện lớn chuyện nhỏ gì trên thế giới họ đều quan tâm cả. Nhóm này thì chẳng cần lý do gì cũng quan tâm đến bầu cử Mỹ... Đằng nào thì đông đảo 4 nhóm trên kia quan tâm thì sao họ lại không?

Nhóm thứ sáu là nhóm FOMO, thấy người ta chia sẻ thì cũng chia sẻ, thấy người ta thảo luận thì cũng thảo luận theo. Thông thường, nhóm này theo đuổi đề tài của người khác là vì họ sợ họ bị bỏ rơi khỏi cuộc trò chuyện, nên họ tìm hiểu đủ để bỏ túi kiến thức, khi cần thì xài, không cần thì cũng không kích hoạt cuộc nói chuyện về đề tài này làm gì.

Đó là phân tích của mình về mối quan tâm đến bầu cử. Vốn là nội dung của câu hỏi.

Nhưng mình thấy phần mô tả, bạn Hường Hoàng lại đề cập đến chuyện "chia sẻ" nên mình cũng muốn nói thêm xíu...

Thông thường, những người có chia sẻ là những người quan tâm, họ có thể thuộc nhóm này nhóm kia, nhưng khả năng cao là họ quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ.

Nhưng những người có quan tâm thì chưa chắc sẽ chia sẻ...

Một ví dụ là mình, mình tự xếp mình vào nhóm thứ 1 hoặc thứ 5, nhưng mình chẳng chia sẻ chuyện đó trên mạng xã hội làm gì. Có một số người bạn của mình cũng quan tâm giống mình (và chúng mình có thảo luận riêng), nhưng cũng hoàn toàn không đề cập gì trên MXH.

Mỗi người một lý do... Còn lý do của mình là: đề tài bầu cử dù ở nước nào cũng là một đề tài cực kỳ nhạy cảm và gây chia rẽ, MXH thì có quá nhiều người, quá nhiều quan điểm khác nhau, nên khả năng mình chia sẻ rồi bị gây chia rẽ cũng khá cao. Và điều này thì mình chả thích tẹo nào. Thôi, cứ co vòi lại, nói trong nhóm những người rất thân và thảo luận sòng phẳng thôi, không có nói public làm gì...

Ý của mình là nếu thảo luận riêng, chúng ta có quy ước về thảo luận chuyên nghiệp và tôn trọng là thế nào, các bên sẽ lắng nghe lẫn nhau, phân tích từng khía cạnh một... Nhưng nói public thì không gian thảo luận rất chật hẹp, và nhiều khi nói chưa hết ý với người này thì người khác nhảy vào chặn họng. Chán bỏ bu! Ha ha

Mình nghĩ có mấy nguyên nhân:

1. Về cơ bản bầu cử Mỹ là một cạnh tranh minh bạch. Các đối thủ thường khá mạnh và không quá chênh lệch. Kết quả không bị thao túng bởi một nhóm nhỏ nên khó đoán. Những yếu tố này tạo nên sự kịch tính.

2. Vì Mỹ là cường quốc, kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng đến nhiều bên.

3. Một nguyên nhân phụ là bầu cử ở Việt Nam có ít thông tin vừa gay cấn vừa chính xác, làm giảm tính hấp dẫn của các cuộc bầu cử.

Vì Mỹ vẫn đang là cường quốc dẫn đầu và có ảnh hưởng tới toàn Thế giới nên TQ mới rút hầu bao cho Biden và Nga, Ấn Độ thì ủng hộ Trump. Đây không còn là chính trị trong nước nữa mà ảnh hưởng cả quốc tế luôn rồi nên mọi người quan tâm không có gì sai cả.

Giả như Trump bị bật ghế kiểu gì Thị trường chứng khoán lại chẳng đỏ lòm cho mà xem.

Theo mình nghĩ thì Mỹ hiện đang "chọi" với TQ trên nhiều mặt trận, và điều này diễn ra bắt đầu từ khi ông Trump, 1 đảng viên Cộng Hòa lên làm tổng thống Mỹ. Cộng Hòa thì có thể nói khá "diều hâu", ngược với Dân Chủ thường nhẹ nhàng hơn trong đối ngoại. Nên nếu ông Trump tiếp tục làm tổng thống thì chính sách đối chọi với TQ sẽ tiếp tục, thậm chí mạnh mẽ hơn, trong khi ông Biden thì có lẽ sẽ nhẹ nhàng hơn, kiểu như sẽ bỏ Trade War mà nối lại TPP vậy.

Điều đó ảnh hưởng gì VN? Có thể nói ng Việt (mà phải là cả thế giới ấy chứ) hiện nay khá là bài TQ. Nên việc 1 TQ bành trướng hiện đang bị 1 "sen đầm" Mỹ cản bước thì việc ủng hộ Mỹ tiếp tục cản bước là điều dễ hiểu.

Từ đó thế giới, vốn dĩ đã quan tâm đến bầu cử TT Mỹ (vì TT Mỹ thì như TT thế giới vậy) nay sẽ càng quan tâm hơn khi lá phiếu của ng Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự thế giới trong mấy năm tới. Nên nó thành hot trend thì cũng dễ hiểu thôi :D.

Vì họ yêu mến tổng thống Trump. Trump là người cứng rắn với Trung Quốc trong cả lời nói và hành động. Mà người Việt Nam rất thích một tổng thống thù địch với Trung Quốc. Trump là tỉ phú nên nên ông ấy làm việc thoải mái không bị chi phối bởi tiền bạc. Ông nói là làm. Mặc dù người Việt Nam hầu như không hiểu gì nhiều về chính trị, nhưng họ thích tích cách thẳng thắn, dứt khoát..

Tôi nghĩ ko riêng gì vn mà gần như cả thế giới đều để ý tới cuộc bầu cử tổng thống mỹ