Vì sao có thể xem lại phim cũ mà không chán?
Mình không thuộc kiểu người thích xem lại phim cũ, chỉ là nếu như phim đó quá hay so với tưởng tượng, hoặc có cái gì đó đặc biệt thì mình mới xem lại thôi. Nhưng mình thấy nhiều người hay có thói quen xem lại phim cũ, xem bao nhiêu lần vẫn không thấy chán.
tâm lý học
Chúng thường rơi vào 4 trường hợp:
Thói quen
Truyền thống hoặc nghi thức
Đam mê hoặc cơn nghiện
Thiên kiến hiện trạng: Tâm lý muốn gắn bó với tình trạng hiện tại vì cho rằng những thay đổi là một mất mát lớn, tốn kém và không an toàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại tìm ra rằng việc xem lại một bộ phim, hay nghe lại một bản nhạc, đọc lại một cuốn sách (nhiều lần) không hoàn toàn nằm trong những trường hợp trên, mà còn bắt nguồn từ những nguyên cớ khác.
Bản năng ưu tiên những gì quen thuộc
Chúng ta không chỉ xem lại một bộ phim vì thích nó, mà còn có thể thích một bộ phim vì đã xem lại nhiều lần. Đây là một hiện tượng tâm lý có tên “hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên" (mere exposure effect), mô tả xu hướng nảy sinh sự yêu thích với những gì quen thuộc.
Mọi thứ dễ hiểu hơn vào những lần xem lại
Chúng ta thường dễ hiểu và diễn giải những gì đã gặp, và điều này cũng áp dụng với những bộ phim. Bởi ta đã nắm được cốt truyện, quen với nhân vật, vì thế cũng giảm đi lượng thông tin mới mà não phải tiếp nhận và xử lý.
Nhờ đó, chúng ta dành nhiều sự tập trung hơn vào các chi tiết lần trước chưa kịp để ý, và liên kết những tình tiết đã từng không nhận ra. Mỗi lần như vậy, ta lại thấy quen thuộc với bộ phim hơn, đồng thời có cảm giác thành tựu hơn.
Chúng ta tưởng rằng việc xem lại một bộ phim sẽ làm mất đi sự hấp dẫn mà chỉ lần đầu mới cảm nhận được, nhưng hoá ra các nghiên cứu lại cho thấy những kết quả khác. Có thể đúc kết lại bằng một câu của triết gia Hy Lạp Heraclitus: “No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man.”
Đào Mai Hương
Chúng thường rơi vào 4 trường hợp:
Thói quen
Truyền thống hoặc nghi thức
Đam mê hoặc cơn nghiện
Thiên kiến hiện trạng: Tâm lý muốn gắn bó với tình trạng hiện tại vì cho rằng những thay đổi là một mất mát lớn, tốn kém và không an toàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại tìm ra rằng việc xem lại một bộ phim, hay nghe lại một bản nhạc, đọc lại một cuốn sách (nhiều lần) không hoàn toàn nằm trong những trường hợp trên, mà còn bắt nguồn từ những nguyên cớ khác.
Bản năng ưu tiên những gì quen thuộc
Chúng ta không chỉ xem lại một bộ phim vì thích nó, mà còn có thể thích một bộ phim vì đã xem lại nhiều lần. Đây là một hiện tượng tâm lý có tên “hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên" (mere exposure effect), mô tả xu hướng nảy sinh sự yêu thích với những gì quen thuộc.
Mọi thứ dễ hiểu hơn vào những lần xem lại
Chúng ta thường dễ hiểu và diễn giải những gì đã gặp, và điều này cũng áp dụng với những bộ phim. Bởi ta đã nắm được cốt truyện, quen với nhân vật, vì thế cũng giảm đi lượng thông tin mới mà não phải tiếp nhận và xử lý.
Nhờ đó, chúng ta dành nhiều sự tập trung hơn vào các chi tiết lần trước chưa kịp để ý, và liên kết những tình tiết đã từng không nhận ra. Mỗi lần như vậy, ta lại thấy quen thuộc với bộ phim hơn, đồng thời có cảm giác thành tựu hơn.
Chúng ta tưởng rằng việc xem lại một bộ phim sẽ làm mất đi sự hấp dẫn mà chỉ lần đầu mới cảm nhận được, nhưng hoá ra các nghiên cứu lại cho thấy những kết quả khác. Có thể đúc kết lại bằng một câu của triết gia Hy Lạp Heraclitus: “No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man.”
Mai Thùy Dương
Như mình khi xem lại phim thì có thể là vì có một hoặc vài chi tiết, câu thoại trong phim khiến mình cảm thấy rất hay và muốn xem lại, muốn được chạm vào không khí phim một lần nữa. Cũng có thể là vì bạn cảm thấy dù xem rất nhiều lần rồi nhưng bạn vẫn bỏ lỡ một tình tiết có ý nghĩa nào đấy giúp mình hiểu hơn về bộ phim và ý đồ của đạo diễn. Đối với những bạn theo học về điện ảnh thì xem đi xem lại cũng là một cách để học các góc quay, dựng cảnh và bố cục, sử dụng ánh sáng,...Nếu có một bộ phim mà khiến người khác phải xem đi xem lại rất nhiều lần thì chứng tỏ đó là một bộ phim thành công rồi.
Kiet Tí Tởn
Là vì coi và hiểu theo chiều sâu hình xoắn ốc=]]] bạn coi 1lần lúc 10 tuổi và lần thứ 2 lúc 20tuổi lúc này chiều sâu hiểu của bạn khác với lần đầu=]]]30tuổi xem lại nữa lại có 1 ý thức và suy nghĩ sâu sắc hơn 2 lần trước=]]]
Le Thuy Trang
Huyền Trân
Mình cũng vậy nè =]]]] có một phim mình xem cả chục lần rồi (phim đó có nhiều phiên bản khác nhau)
Có mỗi cái kịch bản thôi mà xem hoài =]]]
Cơ mà số phim mình có thể xem đi xem lại chỉ 4, 5 bộ thôi.
Có nhiều phim mình thấy hay, nhưng không xem lại.... vì mấy phim đó "máu chó" quá =]]]]