Vì sao có nhiều người không thích dành thời gian đọc sách?

  1. Phong cách sống

  2. Sách

Từ khóa: 

phong cách sống

,

sách

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ trong nhịp sống hối hả và phong phú như hiện nay thì sách không còn ở vị trí độc tôn trong cả hoạt động nâng cao tri thức và hoạt động giải trí nữa.

Để nâng cao hiểu biết, chúng ta có thể xem tivi, nghe sách nói, sử dụng mạng internet để tra cứu, xem video, tham gia các khóa học online, workshop v.v...

Để giải trí, chúng ta có thể đi du lịch, đi xem phim, ăn uống, chơi thể thao v.v...

Như bạn biết, quỹ thời gian của con người trong thời đại này không nhiều, nhưng luôn bị chia nhỏ, bị mời gọi hấp dẫn đi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Thực sự để mua sách không khó, nhưng dành thời gian đọc sách thì không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên mình vẫn mong muốn chúng ta sẽ dành thời gian cho sách- đặc biệt là các gia đình và các bạn trẻ. Bởi sách giúp chúng ta đủ hiểu biết để "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã".

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/deshacerte-de-los-libros-1625562780.jpg
Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ trong nhịp sống hối hả và phong phú như hiện nay thì sách không còn ở vị trí độc tôn trong cả hoạt động nâng cao tri thức và hoạt động giải trí nữa.

Để nâng cao hiểu biết, chúng ta có thể xem tivi, nghe sách nói, sử dụng mạng internet để tra cứu, xem video, tham gia các khóa học online, workshop v.v...

Để giải trí, chúng ta có thể đi du lịch, đi xem phim, ăn uống, chơi thể thao v.v...

Như bạn biết, quỹ thời gian của con người trong thời đại này không nhiều, nhưng luôn bị chia nhỏ, bị mời gọi hấp dẫn đi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Thực sự để mua sách không khó, nhưng dành thời gian đọc sách thì không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên mình vẫn mong muốn chúng ta sẽ dành thời gian cho sách- đặc biệt là các gia đình và các bạn trẻ. Bởi sách giúp chúng ta đủ hiểu biết để "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã".

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/deshacerte-de-los-libros-1625562780.jpg

Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng nổ thông tin - với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện

Sách không còn giữ vị trí độc tôn

Trước khi có các thiết bị nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa?

Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?”. Và ông tự trả lời rằng: “Có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “Bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Văn hóa đọc đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20”, “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” làm mưa, làm gió trên thị trường sách. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho ràng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém.

Thay vào việc ra các hiệu sách để mua sách chuyên ngành, các cuốn sách về văn hóa- giáo dục…đa số bạn trẻ dành thời gian lướt facebook, tìm kiếm thông tin, đọc sách trực tuyến. Họ sẵn sàng bỏ hàng giờ đồng hồ để ngồi bên chiếc máy tính đọc hàng chục, hàng trăm những mẩu truyện sến súa.

Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên

Con người tựu chung được chia thành 2 nhóm hướng nội và hướng ngoai, thường thì mấy người hướng ngoại có xu hướng bay nhảy hơn là ngồi một chỗ nghiền ngẫm 1 cái gì đó, từ đó có thể là một trong các nguyên nhân có nhiều người không thích dành thời gianđọc sách

Do 1 số người vì đặc thù nghề nghiệp, sở thích, mỗi quan tâm... mà lượng thông tin cần thiết để học tập,làm việc đã được tiếp cận ok từ các nguồn khác nên ko cần thiết đến đọc sách nữa. Ít nhất là bản thân họ thấy vậy

Do không thể biết là nên đọc cuốn gì : sách tầm này dù đã qua thời hoàng kim nhưng số lượng thì vẫn là kinh thiên, nếu không thể lựa chọn được lĩnh vực hay đại đạo của bản thân thì chọn sách để đọc khó y như người lần đầu tiên đi ăn tiệc buffet không biết nên chọn món nào để ăn trước vậy

Thời đại công nghệ thông tin tràn lan trên internet, cho nên sách đã không còn quý hiếm như ngày xưa nữa, kéo theo đó là sự tiện dụng "mọi thứ trong tầm tay" của không gian mạng khiến sách trở nên sắp lỗi thời ở thời đại này. Con người ngày nay không còn mấy ai từ tốn, sống chậm nghĩ sâu nữa, tất cả đều phải chạy theo cái guồng máy xã hội đang hối hả xoay vòng, con người ta cũng từ đó mà sống rất vội vàng, suy nghĩ rất nông cạn. Họ có thể dành cả ngày để chơi game hoặc dành cả buổi để xem game show truyền hình, nhưng để dành một vài tiếng cho một cuốn sách dường như là quá "đắt đỏ" đối với họ... (tôi vì "cơm áo gạo tiền" cũng nằm trong số "họ" đó - không có thời gian đọc sách!).

Trích nội dung ghi nhớ bài Bàn về đọc sách trong sách giáo khoa lớp 9.
"Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc con hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tuỳ hứng, phải vừa đọc sách vừa nghiền ngẫm. Qua bài viết " Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm, ông đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lý lẽ và những dẫn chứng sinh động."
Phần lớn hiện tại là thế giới đã có điện tử rồi, có nhiều người họ đọc sách thiệt nhưng chỉ đọc nửa vời, không chắc là nội dung chứa đựng thông tin,  thông điệp gì. Tuỳ vào cá nhân của mọi người, nếu mà thật sự thấy sách vở thú vị thì tham khảo thôi nè, bản thân mình đọc truyện không à, đọc sách cũng ít lắm nhưng mà nhờ vào các chủ đề dễ gây chú ý như tâm lý học, thần số học, khám phá bí ẩn,.. Mà mình cũng đọc tham khảo rất nhiều và thu thập được kiến thức có ích.

Vì đọc nó rất là chán :v hết. Lật lật với giở giở thời đại nào rồi?giờ là phải lướt chạm nó mới hiện đại chứ :v

Việc đọc sách tương đối tốn thời gian và đòi hỏi độ tập trung cao. Tuy nhiên, xã hội hiện nay lại có quá nhiều thứ gây xao lãng, mất tập trung và thu hút sự chú ý của chúng ta hơn như điện thoại thông minh, truyền hình, phim ảnh,... Dẫn đến việc chúng ta khó tập trung vào việc đọc hơn. Ngoài ra, cũng khó tìm được một khôn gian phù hợp với việc đọc khi mà đâu đâu cũng ồn ào và đời sống thì cứ trôi đi tuồn tuột.

Thứ nữa, việc đọc cần đến suy nghĩ sâu và nhiều, khi đọc thì não cũng phải hoạt động liên tục nên nhiều khi sau một ngày bận rộn, đã phải nghĩ quá nhiều về công việc và đời sống thì con người không muốn dành thêm thời gian để nghĩ về những vấn đề trong sách nữa.

Hoặc có những người cảm thấy sách không thể giải quyết được các vấn đề của họ hoặc chỉ nói về những vấn đề vĩ mô, không liên quan đến đời sống, hay như bạn mình hay nói là chẳng ảnh hưởng gì đến bát cơm của mình thì họ thấy không cần thiết phải đọc thôi.