Vì sao chúng ta luôn mất thời gian hơn dự tính?
Có khi nào bạn rơi vào trường hợp rằng: trước cuộc hẹn với đám bạn thân, bạn tính toán kỹ lưỡng các bước chuẩn bị với quyết tâm sẽ không trễ hẹn nữa, nhưng kết quả vẫn trễ vài chục phút không?
tâm lý học
Hiện tượng này được gọi là “ngụy biện lập kế hoạch" (planning fallacy), một dạng thiên kiến nhận thức được giới thiệu bởi hai nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky. Nó cho thấy góc nhìn lạc quan quá mức của chúng ta khi dự đoán thời gian cần thiết để hoàn thành việc nào đó. Cho dù trước đây bạn đã từng thực hiện một việc với tính chất tương tự, bạn vẫn sẽ tiếp tục tính sai trong lần kế tiếp.
Người ta cũng thường biết đến planning fallacy với tên gọi khác là “Định luật Hofstadter" (Hofstadter's Law), với tuyên bố nổi tiếng: “Chuyện gì rồi cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn dự tính, dù bạn đã tính đến cả Định luật Hofstadter này.”
Tác nhân chủ yếu là do thiên kiến tích cực. Chúng ta chỉ mường tượng ra viễn cảnh thành công chứ không lường đến những rắc rối tiềm ẩn, nhất là khi phải suy xét về khả năng của mình. Hoặc dù đã chuẩn bị trước thì cũng không thể đoán hết được.
Do đó, chúng ta chỉ tính vừa đủ thời gian cho trường hợp mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, nhưng thực tế thì hiếm khi nào được như vậy. Chẳng hạn tối hôm trước, bạn lập ra danh sách việc cần làm cho hôm sau, thậm chí còn tính toán thứ tự, thời gian dành cho mỗi việc. Nhưng đến đúng hôm đó, bạn mất cả buổi sáng để họp nội dung, sau giờ ăn trưa thì có khách hàng gọi điện, hoặc đến xế chiều thì có đối tác ghé thăm.
Đào Mai Hương
Hiện tượng này được gọi là “ngụy biện lập kế hoạch" (planning fallacy), một dạng thiên kiến nhận thức được giới thiệu bởi hai nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky. Nó cho thấy góc nhìn lạc quan quá mức của chúng ta khi dự đoán thời gian cần thiết để hoàn thành việc nào đó. Cho dù trước đây bạn đã từng thực hiện một việc với tính chất tương tự, bạn vẫn sẽ tiếp tục tính sai trong lần kế tiếp.
Người ta cũng thường biết đến planning fallacy với tên gọi khác là “Định luật Hofstadter" (Hofstadter's Law), với tuyên bố nổi tiếng: “Chuyện gì rồi cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn dự tính, dù bạn đã tính đến cả Định luật Hofstadter này.”
Tác nhân chủ yếu là do thiên kiến tích cực. Chúng ta chỉ mường tượng ra viễn cảnh thành công chứ không lường đến những rắc rối tiềm ẩn, nhất là khi phải suy xét về khả năng của mình. Hoặc dù đã chuẩn bị trước thì cũng không thể đoán hết được.
Do đó, chúng ta chỉ tính vừa đủ thời gian cho trường hợp mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, nhưng thực tế thì hiếm khi nào được như vậy. Chẳng hạn tối hôm trước, bạn lập ra danh sách việc cần làm cho hôm sau, thậm chí còn tính toán thứ tự, thời gian dành cho mỗi việc. Nhưng đến đúng hôm đó, bạn mất cả buổi sáng để họp nội dung, sau giờ ăn trưa thì có khách hàng gọi điện, hoặc đến xế chiều thì có đối tác ghé thăm.