Vì sao chúng ta không ngừng so sánh chính mình với người khác?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Chúng ta ít nhiều đều tự so sánh bản thân với người khác và thường nhận được lời khuyên rằng không nên làm điều đó. Thế nhưng, chúng ta vẫn không thể dừng được, dù cho chúng ta hướng tới sự tích cực hay tiêu cực.

Theo Festinger, con người không thể đánh giá ý kiến hay khả năng của bản thân một cách chính xác. Vậy nên, chúng ta thường dựa vào việc so sánh với người khác để đánh giá chính mình. Từ đó, chúng ta xác định ý kiến của bản thân là đúng hoặc sai hay khả năng của bản thân đủ tốt hay chưa. Ngoài ra chúng còn đặt tiêu chuẩn cho những mục tiêu của chúng ta.

So sánh chính mình với người khác cũng có lợi cho bản thân chúng ta nếu biết hướng đến những điều tích cực. Cụ thể, chúng ta đánh giá bản thân với những người tốt hơn mình ở khía cạnh nào đó sẽ giúp ta phân tích được nhược điểm của bản thân đồng thời thúc đẩy động lực để cố gắng hơn nữa. Còn khi đánh giá bản thân với người kém hơn có thể giúp ta dễ chấp nhận những gì mình đang có và cảm xúc sẽ được an ủi phần nào.

Như vậy, hầu hết vấn đề nào cũng giống như con dao hai lưỡi, có cả mặt tốt và mặt xấu; quan trọng chúng ta lựa chọn đi theo hướng nào mà thôi.

Trả lời

Chúng ta ít nhiều đều tự so sánh bản thân với người khác và thường nhận được lời khuyên rằng không nên làm điều đó. Thế nhưng, chúng ta vẫn không thể dừng được, dù cho chúng ta hướng tới sự tích cực hay tiêu cực.

Theo Festinger, con người không thể đánh giá ý kiến hay khả năng của bản thân một cách chính xác. Vậy nên, chúng ta thường dựa vào việc so sánh với người khác để đánh giá chính mình. Từ đó, chúng ta xác định ý kiến của bản thân là đúng hoặc sai hay khả năng của bản thân đủ tốt hay chưa. Ngoài ra chúng còn đặt tiêu chuẩn cho những mục tiêu của chúng ta.

So sánh chính mình với người khác cũng có lợi cho bản thân chúng ta nếu biết hướng đến những điều tích cực. Cụ thể, chúng ta đánh giá bản thân với những người tốt hơn mình ở khía cạnh nào đó sẽ giúp ta phân tích được nhược điểm của bản thân đồng thời thúc đẩy động lực để cố gắng hơn nữa. Còn khi đánh giá bản thân với người kém hơn có thể giúp ta dễ chấp nhận những gì mình đang có và cảm xúc sẽ được an ủi phần nào.

Như vậy, hầu hết vấn đề nào cũng giống như con dao hai lưỡi, có cả mặt tốt và mặt xấu; quan trọng chúng ta lựa chọn đi theo hướng nào mà thôi.

Vì ám ảnh thuở nhỏ, vì những điều chúng ta đã tiếp cận khi còn là đứa trẻ. 

“Tôi không biết ở những nước phương Tây như thế nào, nhưng riêng ở Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận rằng, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều có chung một nỗi sợ mang tên “con nhà người ta" - đứa trẻ không ai biết mặt nhưng là hình mẫu hoàn hảo nhất trong mắt các bậc cha mẹ.
Khi còn nhỏ luôn bị cha mẹ so sánh với con nhà người ta, bạn bị áp lực trước điểm số và thứ hạng trong lớp. Lớn hơn một chút trên 25 tuổi, áp lực bị so sánh với “con nhà người ta” dần chuyển sang “bạn bè người ta” khi thấy nhiều đứa bạn mình một số đã lập gia đình, vài đứa mua được nhà ở thành phố hay có đứa vừa mới thăng chức. Khi ấy, một ý nghĩ luôn xuất hiện trong đầu bạn lúc bấy giờ đó là “Mình thật vô dụng, mình là kẻ thất bại, mình cũng cố gắng sao mãi chưa thành công như người ta,... Đó chính là hội chứng tâm lý Peer Pressure - Áp lực đồng trang lứa, là khi bạn chịu áp lực trước một số chuẩn mực trong xã hội, bạn thường xuyên cảm thấy đố kỵ khi nhìn thấy người khác thành công hơn mình.
Mình nhận ra rằng, không ai trong chúng ta có thể thật sự hài lòng với những gì mình đang có và luôn phủ nhận mọi nỗ lực và thành công của bản thân. Có bao giờ bạn thử nghĩ rằng xung quanh bạn cũng có rất nhiều người đang ngưỡng mộ và mong muốn được giống như bạn chưa. Khi bạn cảm thấy đủ và hài lòng với những thứ mình có, cũng là lúc cuộc sống của bạn vui vẻ hơn. Hài lòng không phải là ngừng cố gắng. Hài lòng có nghĩa là không ngừng hoàn thiện mình và ngừng so sánh bản thân với người khác.

- Trong mối quan hệ với người khác thì việc so sánh bản thân mình với họ gần như đã ăn sâu vào tiềm thức sinh học của mỗi người. Những khác biệt ở mỗi cá thể đều cho thấy một thực tế rằng mọi người đều quan tâm ở một mức độ nào đó về vị trí của họ trong mối quan hệ với những người khác (cho dù họ có thừa nhận hay không).

Điều này có nghĩa là ngoài việc vật lộn với sự so sánh của xã hội, họ còn phải vật lộn với tất cả sự xấu hổ, lo lắng và sự tức giận thường đi cùng với sự tự phê bình.

Không phải lúc nào cũng có thể giải thích lý do của việc so sánh với người khác. Thường thì đó chỉ đơn giản là kết quả của một thói quen tích lũy dần theo thời gian.

- Khi nói về so sánh, đa số chúng ta đều nghĩ nó không tốt nhưng thực tế thì ở một chừng mực nhất định, so sánh giúp chúng ta họ hỏi được nhiều hơn, cùng đó tạo động lực phát triển bản thân.

Chúng ta không thể tránh khỏi tự so sánh chính mình với người khác. Tuy nhiên, khoảnh khắc đó hầu như chúng ta đã quên rằng ta chỉ đang nhìn thấy kết quả chứ không phải nỗ lực của họ. Đầu năm nhất, mình rất ghen tỵ với các bạn có chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEIC,... Các bạn lúc đó không phải học thêm tiếng anh ở trường, không phải ngồi liền 5 tiếng đồng hồ để học đi học lại những kiến thức đã nằm lòng từ lâu giống như mình. Thế nhưng rõ ràng các bạn ấy cũng đã phải trải qua giai đoạn ôn thi chứng chỉ vất vả để có được ngày hôm nay. Còn mình rảnh rỗi lại ở đây chần chừ, ghen tỵ mà không cố gắng. 

Theo cá nhân mình, ghen tỵ với người khác cũng chính là cách tự hạ thấp năng lực của chính bản thân mình. Bởi vì chúng ta lãng phí thời gian ngưỡng mộ, ham muốn thành công đó, vậy nên chúng ta dễ dàng đánh mất các giá trị mà chính ta đã cố gắng xây dựng ở thực tại. Tự so sáng chính mình có ích khi và chỉ khi ta nhìn vào tổng thể, không ngừng noi theo, lấy đó làm gương để thúc giục bản thân.

Thực sự không quá khó để chúng ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn so sánh này. Song điều cốt lõi là bạn phải nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân, coi người khác là tấm gương soi chiếu để tiến lên.

Vì chúng ta không thể nói chúng ta đẹp trai và ngu cùng lúc.