VÌ SAO CHỮ “HOA” BỊ KIÊNG KỴ MỘT THỜI ? (lý giải chuyện "Hoa" và "Bông")
Trong dân gian, thỉnh thoảng chúng ta vẫn còn nghe một số người, nhất là những người lớn tuổi dùng những từ như “bông”, “huê” hoặc “ba” để chỉ từ “Hoa”. Như “hoa hồng” thì gọi là “bông hồng” , “Hoa Kỳ” thì gọi là “Huê Kỳ. Một số công trình, địa điểm được đặt tên từ thời nhà Nguyễn tránh chữ “Hoa” còn tồn tại đến ngày nay mà chúng ta đã nghe qua, như ở TP. Hồ Chí Minh có cây cầu bắc qua rạch Thị Nghè hồi trước gọi là “cầu Hoa” sau này được gọi là “cầu Bông”, chợ “Đông Hoa” ở Huế đổi thành chợ “Đông Ba”…
Sở dĩ có chuyện kiêng kỵ từ “Hoa” như vậy là có nguyên cớ xuất xứ từ một vị Hoàng hậu xuất thân từ vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai xưa. Đó là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu
Bà người ở
Khi biết tin bà mất, Hoàng đế Gia Long rất đau buồn cho đứa con dâu vắng số của mình, ông ra chiếu dụ ban bố: cấm triều đình, bá tánh từ nay không được nhắc đến tên Hoa nữa. Từ đó về sau, tên húy của bà Hồ Thị Hoa đã được các vua nhà Nguyễn kiêng kỵ mãi về sau.
Theo sách “Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ”, tên đất, tên người không được dùng các chữ trọng húy. Khi đọc phải tránh âm, khi viết phải dùng chữ khác,vì vậy những từ có tên “Hoa” đều phải thay đổi. Ảnh hưởng của sự thay đổi này đến nay chúng ta vẫn có thể nhận thấy như tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa, chợ Đông Hoa đổi thành chợ Đông Ba, cầu Hoa đổi thành cầu Bông, huyện Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) đổi thành Kỳ Anh, huyện Mộ Hoa (Quảng Ngãi) đổi thành Mộ Đức, huyện Thăng Hoa (Quảng Nam) đổi thành Thăng Bình. Điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”, “hoa viên” thành “huê viên”… cả đến vai tuồng Phàn Lê Hoa cũng bị đổi là Phàn Lê Huê hoặc Phàn Lê Ba !
Chú thích: