Vì sao càng sợ chúng ta lại càng thích xem phim kinh dị?
phim_kinh_di
,phim ảnh
,tâm lý học
Chúng ta tìm đến các tác phẩm kinh dị như tiểu thuyết, phim ảnh, trò chơi... như một cách thỏa mãn trí tò mò về những thứ chưa được chứng thực rõ ràng. Điều này xuất phát từ bản năng vốn có của mỗi người.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Người ẩn danh
Chúng ta tìm đến các tác phẩm kinh dị như tiểu thuyết, phim ảnh, trò chơi... như một cách thỏa mãn trí tò mò về những thứ chưa được chứng thực rõ ràng. Điều này xuất phát từ bản năng vốn có của mỗi người.
Ngọc Anh
Mặc dù những bộ phim kinh dị không có thật, nhưng chúng vẫn có khả năng kích hoạt phản ứng ở người. Não sẽ rơi vào trạng thái sinh tồn và các phản ứng sinh lý được kích hoạt. Lúc này, adrenaline, endorphins và dopamine tăng cao, kích thích cả thể chất lẫn cảm xúc, khiến bạn cảm thấy vô cùng phấn khích. Và khi bộ phim qua đi và bạn biết rằng mình an toàn, phản ứng trung hòa khi các hormones trên giảm xuống cũng tạo nên một cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra, cùng xem phim kinh dị cũng là một “chiến thuật” hẹn hò hiệu quả bởi nó làm gia tăng mức độ hấp dẫn giữa hai người với nhau. Đây được gọi là “hiệu ứng cầu treo” (suspension bridge effect) - một hiện tượng tâm lý mô tả sự nhầm lẫn của con người trong việc cho rằng điều gì đang khiến họ cảm thấy bị kích thích.
Lúc này, nỗi sợ sẽ bị nhầm lẫn với cảm giác hưng phấn, bởi chúng đều có cùng một phản ứng sinh lý như tim đập mạnh, huyết áp tăng hoặc khó thở.
Reiki Kakkoii
Nhà nghiên cứu Jeffrey Goldstein - giáo sư ngành xã hội, tâm lý của ĐH Utrecth, Hà Lan đã chia sẻ rằng: "Con người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi, đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự kinh dị đó mà thôi".
Hạch hạnh nhân nằm trong thùy thái dương, vùng não chịu trách nhiệm phát hiện những biến đổi cảm xúc do tác nhân sợ hãi kích thích nên. Lúc này, não bộ cũng giải phóng hormone căng thẳng, kích thích hệ thần kinh giao cảm để cơ thể có thể phòng vệ, chạy trốn nhanh nhất có thể.
Đồng tử mắt cũng giãn nở rộng hơn, hơi thở gấp gáp hơn, cơ bắp căng cứng hơn... nhưng đây chỉ là phản ứng lúc cơ thể đối mặt với nỗi sợ hãi, giật mình khi xem cảnh sợ trong phim.
Nhưng khi phim kết thúc mà không xuất hiện mối hiểm nguy nào, hormone Dopamine - hormone mang lại niềm vui, cảm giác hài lòng, thỏa mãn sẽ tiết ra mạnh mẽ, dâng trào, lấp đầy nỗi sợ. Thế nên, bạn sẽ chỉ cảm thấy thỏa mãn, vui vẻ mà thôi.
Không những thế, các chuyên gia còn nhấn mạnh rằng, nếu tiếp xúc thường xuyên với một tác nhân kích thích nỗi sợ, bộ não sẽ được làm quen và không còn coi đó là điều đáng sợ nữa. Từ đó, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những người đi xem phim kinh dị lại cười, thay vì la hét sợ hãi.