Vì sao các ngân hàng trung ương của các nước gia tăng tốc độ dự trữ vàng?

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Xã hội

  3. Kinh doanh

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

,

xã hội

,

kinh doanh

bạn Liên Trần ở dưới nói đúng, mình muốn bổ sung thêm lý do nữa đó là đồng đô la có thể sẽ bị giảm sút ở tương lai.

Khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 khiến Mỹ phải lới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn do lãi suất giảm mạnh, khiến việc nắm giữ lâu dài và liên tục các tài sản bằng đô la trở nên ít thuận tiện và ít lợi nhuận hơn.

Sự hiện diện của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối đang giảm xuống, trái ngược với sự tăng trưởng của vàng. Năm 2020, tỷ lệ quy đổi tiền tệ của đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Mặc dù, Fed đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng. Dự kiến Fed có thể sẽ tăng lãi suất, ít nhất là hai lần trong năm tới với biên độ 50-75 điểm cơ bản. Và ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp tục dịch chuyển sang tích trữ vàng, thay vì đồng đô la. Trong khi đó, giá vàng vẫn ổn định, mặc dù kim loại này được coi là không bền với việc tăng tỷ giá.

Trả lời

bạn Liên Trần ở dưới nói đúng, mình muốn bổ sung thêm lý do nữa đó là đồng đô la có thể sẽ bị giảm sút ở tương lai.

Khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 khiến Mỹ phải lới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn do lãi suất giảm mạnh, khiến việc nắm giữ lâu dài và liên tục các tài sản bằng đô la trở nên ít thuận tiện và ít lợi nhuận hơn.

Sự hiện diện của đồng đô la trong dự trữ ngoại hối đang giảm xuống, trái ngược với sự tăng trưởng của vàng. Năm 2020, tỷ lệ quy đổi tiền tệ của đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Mặc dù, Fed đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng. Dự kiến Fed có thể sẽ tăng lãi suất, ít nhất là hai lần trong năm tới với biên độ 50-75 điểm cơ bản. Và ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp tục dịch chuyển sang tích trữ vàng, thay vì đồng đô la. Trong khi đó, giá vàng vẫn ổn định, mặc dù kim loại này được coi là không bền với việc tăng tỷ giá.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã tích lũy hơn 4.500 tấn trong thập niên qua. Tính đến tháng 9, tổng dự trữ đạt khoảng 36.000 tấn, lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với một thập niên trước đó.

Lý do vì vàng vẫn là nơi trú ẩn của tài sản an toàn

Giá trị của đồng đô la Mỹ so với vàng đã giảm mạnh trong 10 năm qua do chính sách nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn đã tiếp tục thúc đẩy quy mô nguồn cung đồng đô xanh gia tăng. Mặc dù Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) đang bắt đầu siết chặt tín dụng, các ngân hàng trung ương khác vẫn tiếp tục chuyển sang vàng. Điều này phản ánh những quan ngại trên toàn cầu về chế độ tiền tệ dựa trên đồng đô xanh

“Vàng không liên quan trực tiếp đến nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Kim loại quý này có thể chống chọi được tình trạng bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu”. Hơn nữa, không giống như trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và các tài sản bằng đô la khác, vàng không có lãi suất.Việc mua vàng với khối lượng lớn khá hạn chế trong quá khứ, nhất là đối với các ngân hàng trung ương của Nga và một số quốc gia khác đang cố gắng giải phóng mình khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Bởi các nước đều muốn tránh rủi ro nếu không may xảy ra các đối đầu chính trị với Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.