Vì sao các hành tinh hoặc ngôi sao đa phần có dạng hình cầu?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

thiên văn học

,

hành tinh hình cầu

,

khoa học

Các hành tinh và ngôi sao có hình cầu đều có 1 khối lượng khá lớn. Chính khối lượng lớn này tạo ra 1 lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của thiên thể đó, và tác dụng ra mọi hướng. Vật chất trên thiên thể đó sẽ bị lực hấp dẫn kéo vào trong, (nhưng vì lực hấp dẫn ở đây chưa đủ lớn để chống lại ứng suất do vật chất bị nén gây ra nên nó ko tạo thành 1 hố đen). Do lực hấp dẫn có độ lớn như nhau ở những khoảng cách như nhau từ điểm đặt lực (tâm thiên thể) nên thiên thể sẽ có 1 dạng hình cầu.

Vật chất ở bề mặt Trái Đất có thể rất cứng nhưng so với lực hấp dẫn của Trái Đất thì ko vào đâu cả, cứ nghĩ đến việc giữ 1 cái Mặt Trăng khổng lồ ở khoảng cách 400.000km là đủ hiểu lực hấp dẫn mạnh như thế nào.

Thực sự thì Trái Đất cũng ko phải 1 hình cầu hoàn hảo, bỏ qua việc biến dạng do sự tự quay thì việc vật chất phân bố không đều trong lòng đất khiến lực hấp dẫn cục bộ tại các vị trí khác nhau là khác nhau khiến Trái Đất mất dạng hình cầu hoàn hảo.

Nhưng so về vĩ mô thì nó vẫn khá nhẵn. Nơi cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất (Đỉnh Everest và Vực thẳm Challenger) chênh nhau chưa đến 20km. Đường kính Trái Đất khoảng 12.800km. Có thể nói là còn mịn màng hơn 1 quả cam nhiều.

Trả lời

Các hành tinh và ngôi sao có hình cầu đều có 1 khối lượng khá lớn. Chính khối lượng lớn này tạo ra 1 lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của thiên thể đó, và tác dụng ra mọi hướng. Vật chất trên thiên thể đó sẽ bị lực hấp dẫn kéo vào trong, (nhưng vì lực hấp dẫn ở đây chưa đủ lớn để chống lại ứng suất do vật chất bị nén gây ra nên nó ko tạo thành 1 hố đen). Do lực hấp dẫn có độ lớn như nhau ở những khoảng cách như nhau từ điểm đặt lực (tâm thiên thể) nên thiên thể sẽ có 1 dạng hình cầu.

Vật chất ở bề mặt Trái Đất có thể rất cứng nhưng so với lực hấp dẫn của Trái Đất thì ko vào đâu cả, cứ nghĩ đến việc giữ 1 cái Mặt Trăng khổng lồ ở khoảng cách 400.000km là đủ hiểu lực hấp dẫn mạnh như thế nào.

Thực sự thì Trái Đất cũng ko phải 1 hình cầu hoàn hảo, bỏ qua việc biến dạng do sự tự quay thì việc vật chất phân bố không đều trong lòng đất khiến lực hấp dẫn cục bộ tại các vị trí khác nhau là khác nhau khiến Trái Đất mất dạng hình cầu hoàn hảo.

Nhưng so về vĩ mô thì nó vẫn khá nhẵn. Nơi cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất (Đỉnh Everest và Vực thẳm Challenger) chênh nhau chưa đến 20km. Đường kính Trái Đất khoảng 12.800km. Có thể nói là còn mịn màng hơn 1 quả cam nhiều.