Vì sao các cường quốc ở châu Âu lại gần như vỡ trận trước covid 19, số người nhiễm cao hẳn so với châu Á?

  1. Tin Tức

Dịch bùng phát từ Trung Quốc (Châu Á)

Từ khóa: 

tin tức

Bạn cứ xem mới hôm qua thôi, cổ động viên bóng đá Châu Âu còn tụ tập đông nghịt ngoài đường để ăn mừng chiến thắng. Y như VN đi bão vậy, lọt 1 ca dương tính trong đám đó thì ko vỡ trận mới lạ. Nói chung, do Chính quyền chậm phản ứng, lại ko quyết liệt, dân chúng lại chủ quan. Châu Âu lại là nơi du lịch nhiều, cửa khẩu thì mở hơn mọi nơi. Nên "toang" là từ chưa đủ để dùng cho tình huống này.

Trả lời

Bạn cứ xem mới hôm qua thôi, cổ động viên bóng đá Châu Âu còn tụ tập đông nghịt ngoài đường để ăn mừng chiến thắng. Y như VN đi bão vậy, lọt 1 ca dương tính trong đám đó thì ko vỡ trận mới lạ. Nói chung, do Chính quyền chậm phản ứng, lại ko quyết liệt, dân chúng lại chủ quan. Châu Âu lại là nơi du lịch nhiều, cửa khẩu thì mở hơn mọi nơi. Nên "toang" là từ chưa đủ để dùng cho tình huống này.

Mình nghĩ có một số lý do có thể thấy được:

1. Về văn hoá: phương tây chú trọng đến tự do cá nhân. Và việc cách ly xã hội làm hạn chế quyền tự do của họ. Điều này cũng có thể thấy trong tư tưởng của chính giới chức (Anh, Mỹ). Bạn có thể xem bài phát biểu của Thủ tưởng Đức, một nhà xử lý khủng hoảng tuyệt vời, khi kêu gọi người dân đồng lòng.


2. Kinh tế: có thể nhận thấy điển hình là các hành động của Tổng thống Mỹ từ lúc bắt đầu. Đây là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Các đối pháp chống dịch đều ảnh hưởng sâu và lâu dài đối với nền kinh tế. Cho nên họ không thực sự quyết liệt, phải đánh giá được-mất, mong chờ tín hiệu khả quan.


3. Cũng là kinh tế nhưng ở một khía cạnh kinh doanh tư nhân: bạn có thể biết các tập đoàn, công ty tư nhân hiện tại đang có nhiều hoạt động sản xuất, giao thương với TQ. Và các tập đoàn, công ty đó sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu một công tác chống dịch như đóng cửa với TQ được ban bố. Và, tất nhiên, các tập đoàn có ảnh hưởng nhiều tới chính trị.


4. Cũng là kinh tế nhưng ở khía cạnh người dân: không như Châu Á, hay cụ thể là Đông Á, người dân có xu hướng tích trữ. Nên tâm lý đối phó dịch, như không có thu nhập trong một khoảng thời gian có thể được chấp nhận. Khác với phương Tây, tạm gọi là xu hướng “tín dụng”. việc không có thu nhập là cả một vấn đề khi mà bill vẫn tới hàng ngày và đè bẹp bạn.