Vì sao buổi sớm mùa Thu, mùa Đông hay có sương mù?

  1. Khoa học

Ai giải thích giùm mình được không ạ?

Từ khóa: 

khoa học

Mình nhớ có câu hỏi tương tự trên Noron rồi. Nhưng tìm ko ra nên giải thích luôn, cũng chỉ giải thích đơn giản thôi.

Trong không khí có chưa hơi nước. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khả năng "chứa" hơi nước (gọi là độ ẩm) của không khí giảm xuống. Khi độ ẩm tương đối của không khí ở mức 100% (bão hòa) thì không khí không thể chứa thêm hơi nước nữa (đây gọi là điểm sương). Khi nhiệt độ xuống dưới mức này, lượng hơi nước dư thừa sẽ ngưng tụ lại thành các giọt nước li ti gọi là sương, nhiệt độ càng giảm xuống dưới điểm sương, các hạt nước càng đc hình thành nhiều và tán xạ ánh sáng, khiến ánh sáng trở nên mờ ảo. Đó là sương mù. (Điểm sương mà thấp hơn nhiệt độ đóng băng, với nước là 0 độ C thì gọi là điểm sương giá, hạt nước đóng băng luôn). Đó là sự hình thành sương.

Trở lại câu hỏi của bạn, sương mù hay có vào gần sáng do ban ngày khi có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không khí cao (hơn ban đêm), nước bay hơi (ở mức gần 0 độ C nước vẫn có thể bay hơi). Hơi nước đc chứa trong không khí với 1 lượng. Về chiều tối, khi Mặt Trời lặn, Trái Đất bức xạ lại nhiệt lượng nhận đc vào ban ngày khiến nhiệt độ không khí giảm dần xuống. Đến khi vượt điểm sương, sương bắt đầu hình thành (Nên sương có từ ban đêm kia, ban đêm bạn thử để xe máy ngoài trời, 1 lát thì cái yên xe sẽ ướt vì sương ngưng tụ trên đó). Quá trình bức xạ diễn ra liên tục đến khi Mặt Trời mọc, nên nhiệt độ lúc Mặt Trời sắp mọc là thấp nhất, có nghĩa lúc sương dày đặc nhất.

Mùa hè, nóng hơn nhưng không khí khô hơn, nên điểm sương thấp hơn so với mùa mưa. Mà như trên đã nói càng thấp hơn điểm sương thì sương càng mù, nên các mùa độ ẩm cao thường dễ có sương mù.

Bên cạnh đó, mùa hè, khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh khiến hơi nước tan vào lại không khí (sương tan) nên lại càng khó có sương mù nữa.

Trả lời

Mình nhớ có câu hỏi tương tự trên Noron rồi. Nhưng tìm ko ra nên giải thích luôn, cũng chỉ giải thích đơn giản thôi.

Trong không khí có chưa hơi nước. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khả năng "chứa" hơi nước (gọi là độ ẩm) của không khí giảm xuống. Khi độ ẩm tương đối của không khí ở mức 100% (bão hòa) thì không khí không thể chứa thêm hơi nước nữa (đây gọi là điểm sương). Khi nhiệt độ xuống dưới mức này, lượng hơi nước dư thừa sẽ ngưng tụ lại thành các giọt nước li ti gọi là sương, nhiệt độ càng giảm xuống dưới điểm sương, các hạt nước càng đc hình thành nhiều và tán xạ ánh sáng, khiến ánh sáng trở nên mờ ảo. Đó là sương mù. (Điểm sương mà thấp hơn nhiệt độ đóng băng, với nước là 0 độ C thì gọi là điểm sương giá, hạt nước đóng băng luôn). Đó là sự hình thành sương.

Trở lại câu hỏi của bạn, sương mù hay có vào gần sáng do ban ngày khi có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không khí cao (hơn ban đêm), nước bay hơi (ở mức gần 0 độ C nước vẫn có thể bay hơi). Hơi nước đc chứa trong không khí với 1 lượng. Về chiều tối, khi Mặt Trời lặn, Trái Đất bức xạ lại nhiệt lượng nhận đc vào ban ngày khiến nhiệt độ không khí giảm dần xuống. Đến khi vượt điểm sương, sương bắt đầu hình thành (Nên sương có từ ban đêm kia, ban đêm bạn thử để xe máy ngoài trời, 1 lát thì cái yên xe sẽ ướt vì sương ngưng tụ trên đó). Quá trình bức xạ diễn ra liên tục đến khi Mặt Trời mọc, nên nhiệt độ lúc Mặt Trời sắp mọc là thấp nhất, có nghĩa lúc sương dày đặc nhất.

Mùa hè, nóng hơn nhưng không khí khô hơn, nên điểm sương thấp hơn so với mùa mưa. Mà như trên đã nói càng thấp hơn điểm sương thì sương càng mù, nên các mùa độ ẩm cao thường dễ có sương mù.

Bên cạnh đó, mùa hè, khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh khiến hơi nước tan vào lại không khí (sương tan) nên lại càng khó có sương mù nữa.

Như chúng ta đã biết, vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt, khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.