Vì sao bị từ chối lại đau đến thế?
Nỗi sợ bị từ chối là một trong những nỗi sợ xảy ra thường ngày với chúng ta. Nếu như trước đây, nỗi sợ này đến từ gia đình, bạn bè và các mối quan hệ yêu đương, đồng nghiệp thì giờ đây khi những ứng dụng giao tiếp thông minh và các trang mạng xã hội phát triển, chúng ta có thể kết bạn với hàng nghìn người trên Facebook, Instagram có đến hàng trăm follow thì việc những người bạn ngó lơ những bài viết, bỏ qua những dòng trạng thái cập nhật của bản thân hay chậm trễ trong việc trả lời tin nhắn thì chúng ta cũng có cảm giác như mình đang bị từ chối vậy.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những lời từ chối nho nhỏ, chúng ta còn có thể bị tổn thương bởi những lời từ chối nghiệm trọng và có sức tàn phá hơn nữa. Ví dụ như hai bạn quyết định rời bỏ một mối quan hệ yêu đương hay một cuộc hôn nhân, khi bị thôi việc, bị tẩy chay bởi bạn bè, bị gia đình hoặc xã hội quay lưng chỉ vì một sai lầm nào đó…. những nỗi đau đó còn có thể làm chúng ta bị tê liệt. Dĩ nhiên, việc bị từ chối dù lớn hay nhỏ đều có một điểm chung là nó luôn mang đến cho ta cảm giác đau đớn, đôi khi còn đau hơn là chúng ta tưởng tượng.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những lời từ chối nho nhỏ, chúng ta còn có thể bị tổn thương bởi những lời từ chối nghiệm trọng và có sức tàn phá hơn nữa. Ví dụ như hai bạn quyết định rời bỏ một mối quan hệ yêu đương hay một cuộc hôn nhân, khi bị thôi việc, bị tẩy chay bởi bạn bè, bị gia đình hoặc xã hội quay lưng chỉ vì một sai lầm nào đó…. những nỗi đau đó còn có thể làm chúng ta bị tê liệt. Dĩ nhiên, việc bị từ chối dù lớn hay nhỏ đều có một điểm chung là nó luôn mang đến cho ta cảm giác đau đớn, đôi khi còn đau hơn là chúng ta tưởng tượng.
Tại sao lại có những nỗi sợ hãi như vậy?
Những nhà tâm lý học tiến hóa cho rằng, việc này có nguồn gốc từ thời nguyên thủy khi chúng ta còn sinh sống bằng cách săn bắt hái lượm, sống theo bầy đàn. Thời đó, chúng ta không thể tồn tại một cách riêng lẻ, việc bị tẩy chay như một bản án tử hình đối với mỗi người vậy. Từ đó, chúng ta phát triển một cơ chế báo nguy từ sớm để báo động với chúng ta khi gặp nguy hiểm “bị đá khỏi đảo” bởi những người trong bộ tộc – và đó chính là sự từ chối. Những người cảm thấy đau đớn vì bị từ chối thường sẽ thay đổi hành vi của họ, được cho phép ở lại trong bộ tộc, và được truyền lại cho đời sau.
Nhìn theo góc cạnh sinh học, bên trong mỗi chúng ta đều tồn tại một khao khát – mong muốn “được thuộc về”. Với nhu cầu này, chúng ta luôn sợ hãi bị nhìn nhận, đánh giá theo hướng tiêu cực. Trong tâm trí ta luôn vẽ nên viễn cảnh về việc bị cắt đứt, chia ly hoặc bị cô lập, và viễn cảnh này khiến bản thân luôn lo lắng với việc phải ở một mình hay thay đổi một điều gì vốn đã quen thuộc trong cuộc sống.
Ở góc độ nhận thức, việc bị từ chối được bản thân xem như là một dấu mốc – xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất trong đời – rằng có thể chúng ta không thể yêu thương, và mình sinh ra đã được định sẵn để cô đơn như vậy, hoặc tồi tệ hơn, ít nhất có ai đó đã từng tồn tại suy nghĩ, bản thân mình không có giá trị và mình chẳng xứng đáng để được yêu thương, tôn trọng. Khi những suy nghĩ dựa trên nỗi sợ hãi này cứ quay cuồng trong tâm trí, chúng ta có thể trở nên kích động, lo lắng hoặc trầm cảm. Điều này tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của mỗi người.
Nhìn theo góc cạnh sinh học, bên trong mỗi chúng ta đều tồn tại một khao khát – mong muốn “được thuộc về”. Với nhu cầu này, chúng ta luôn sợ hãi bị nhìn nhận, đánh giá theo hướng tiêu cực. Trong tâm trí ta luôn vẽ nên viễn cảnh về việc bị cắt đứt, chia ly hoặc bị cô lập, và viễn cảnh này khiến bản thân luôn lo lắng với việc phải ở một mình hay thay đổi một điều gì vốn đã quen thuộc trong cuộc sống.
Ở góc độ nhận thức, việc bị từ chối được bản thân xem như là một dấu mốc – xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất trong đời – rằng có thể chúng ta không thể yêu thương, và mình sinh ra đã được định sẵn để cô đơn như vậy, hoặc tồi tệ hơn, ít nhất có ai đó đã từng tồn tại suy nghĩ, bản thân mình không có giá trị và mình chẳng xứng đáng để được yêu thương, tôn trọng. Khi những suy nghĩ dựa trên nỗi sợ hãi này cứ quay cuồng trong tâm trí, chúng ta có thể trở nên kích động, lo lắng hoặc trầm cảm. Điều này tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của mỗi người.
Nỗi đau lớn nhất là tự từ chối chính bản thân mình
Nỗi sợ bị từ chối như một bức tường chắn khổng lồ - ngăn bản thân giao tiếp với thế giới và kết nối với chính mình. Phần lớn nỗi sợ của chúng ta bắt nguồn từ sự tổn thương và đau đớn trong quá khứ. Sự lo lắng của bản thân đối với những trải nghiệm không vui vô tình thúc đẩy những hành vi không phù hợp bên trong mỗi người. Chẳng hạn, chúng ta sẵn sàng chọn né tránh, kìm nén và không thể hiện cảm xúc chân thực của bản thân với một ai đó mà bản thân yêu thích hơn là mạo hiểm tiếp cận. Và tệ hơn, chúng ta bỏ rơi người khác trước khi họ có cơ hội từ chối mình.
Có thể nói, những tổn thương lớn nhất vì bị từ chối thường là do chúng ta tự gây nên. Bởi lẽ, phản ứng tự nhiên của chúng ta khi người yêu rời bỏ hay bị đánh rớt trong kỳ phỏng vấn không chỉ là tự liếm vết thương mà còn trở nên cực kỳ nghiêm khắc với bản thân. Chúng ta tự gán cho mình những cái tên, than vãn về những thiếu sót của mình và cảm thấy chán ghét bản thân. Nói cách khác, khi lòng tự tôn của chúng ta bị thương tổn, chúng ta còn chà đạp thêm lên nó nữa. Làm như thế chỉ có hại cho cảm xúc lẫn tâm trí, thế mà mỗi chúng ta ai cũng từng làm thế mỗi khi bị từ chối trong đời.
Có thể nói, những tổn thương lớn nhất vì bị từ chối thường là do chúng ta tự gây nên. Bởi lẽ, phản ứng tự nhiên của chúng ta khi người yêu rời bỏ hay bị đánh rớt trong kỳ phỏng vấn không chỉ là tự liếm vết thương mà còn trở nên cực kỳ nghiêm khắc với bản thân. Chúng ta tự gán cho mình những cái tên, than vãn về những thiếu sót của mình và cảm thấy chán ghét bản thân. Nói cách khác, khi lòng tự tôn của chúng ta bị thương tổn, chúng ta còn chà đạp thêm lên nó nữa. Làm như thế chỉ có hại cho cảm xúc lẫn tâm trí, thế mà mỗi chúng ta ai cũng từng làm thế mỗi khi bị từ chối trong đời.
Làm thế nào để vượt qua nỗi đau bị từ chối?
Điều quan trọng là cần xác định đối tượng kích thích gây ra nỗi sợ hãi. Thông qua việc nhận thức được các tình huống hoặc hoàn cảnh mà bản thân đang chủ động tránh né, chúng ta nhận ra sự sợ hãi của mình là có lý do.
Tiếp theo, chúng ta cần biến sự tránh né thành hành động. Hãy mạnh mẽ thực hiện mục tiêu của bản thân nếu chúng thật sự quan trọng và có ý nghĩa, ngay cả khi điều đó làm tăng nguy cơ bị từ chối. Dù tránh né mang lại cho bản thân cảm giác an toàn, nhưng sự tránh né dài hạn chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng nỗi đau bị từ chối là một cảm giác bình thường và nó sẽ qua đi, giống như bất kỳ cảm giác đau đớn nào khác. Chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn việc ý tưởng mà bản thân đề xuất có thể bị đồng nghiệp bác bỏ, nhưng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình và bản thân có thể rèn luyện để trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc.
Và cuối cùng, ta hãy xem lời từ chối như một cơ hội để mỗi người tự nhận thức lại bản thân và thay đổi theo hướng tích cực. Việc bị một ai đó từ chối tình cảm đều có thể bắt nguồn từ một lý do nào đó. Thời điểm có thể không đúng, chúng ta có thể không phù hợp, bản thân có thể chưa chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện yêu đương. Vì biết đâu, trong tương lai, khi bản thân đã đủ tốt, đủ yêu quý chính mình, chúng ta sẽ gặp được một ai đó xứng đáng với tình cảm, yêu những điều tốt đẹp và cả những nỗi sợ hãi xấu xí, sần sùi bên trong của mình, nhỉ? Rốt cuộc, nếu cuộc đời không chất chứa nỗi đau, làm thế nào mà chúng ta lớn khôn lên được.
Tiếp theo, chúng ta cần biến sự tránh né thành hành động. Hãy mạnh mẽ thực hiện mục tiêu của bản thân nếu chúng thật sự quan trọng và có ý nghĩa, ngay cả khi điều đó làm tăng nguy cơ bị từ chối. Dù tránh né mang lại cho bản thân cảm giác an toàn, nhưng sự tránh né dài hạn chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng nỗi đau bị từ chối là một cảm giác bình thường và nó sẽ qua đi, giống như bất kỳ cảm giác đau đớn nào khác. Chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn việc ý tưởng mà bản thân đề xuất có thể bị đồng nghiệp bác bỏ, nhưng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình và bản thân có thể rèn luyện để trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc.
Và cuối cùng, ta hãy xem lời từ chối như một cơ hội để mỗi người tự nhận thức lại bản thân và thay đổi theo hướng tích cực. Việc bị một ai đó từ chối tình cảm đều có thể bắt nguồn từ một lý do nào đó. Thời điểm có thể không đúng, chúng ta có thể không phù hợp, bản thân có thể chưa chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện yêu đương. Vì biết đâu, trong tương lai, khi bản thân đã đủ tốt, đủ yêu quý chính mình, chúng ta sẽ gặp được một ai đó xứng đáng với tình cảm, yêu những điều tốt đẹp và cả những nỗi sợ hãi xấu xí, sần sùi bên trong của mình, nhỉ? Rốt cuộc, nếu cuộc đời không chất chứa nỗi đau, làm thế nào mà chúng ta lớn khôn lên được.
Bị từ chối chẳng bao giờ là điều dễ chịu cả, nhưng biết cách để giảm thiểu những tổn thất về mặt tâm lý do nó gây nên, và cách để gầy dựng lòng tự tôn khi nó xảy đến, sẽ làm bạn bình phục sớm hơn và bước tiếp bằng sự tự tin đến một cuộc hẹn mới hoặc một buổi tụ họp xã hội nào tiếp theo.
tu_choi
,sức khoẻ
,tâm lý học
,xã hội
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian