Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

  1. Ẩm thực

Tết đến lại nhớ đến câu đối đỏ quen thuộc

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"

Nhưng tại sao thịt mỡ, dưa hành lại ăn với bánh chưng nhỉ?

Từ khóa: 

ẩm thực

Nói đến bánh chưng, bánh tét là chúng ta nhớ ngay đến hương vị thơm ngon của nó. Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, muối tiêu... được gói lá dong xanh và luộc nhừ, ép chặt tạo thành hương vị độc đáo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học, bánh chưng, bánh tét là một món ăn giàu năng lượng - đầy đủ các thành phần đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng.

Một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi bạn ăn một bát cơm đầy với thức ăn. Mặc dù giàu năng lượng nhưng loại bánh này lại thiếu chất xơ.

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngậy béo của bánh chưng, thịt mỡ... không thể thiếu món dưa hành, củ kiệu hay dưa món thanh thanh, chua mát.

Không những thế, loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị chua dịu, cay nhẹ và thơm của dưa hành, củ kiệu sẽ giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác, đặc biệt kích thích tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo... như bánh chưng, bánh tét.

Trả lời

Nói đến bánh chưng, bánh tét là chúng ta nhớ ngay đến hương vị thơm ngon của nó. Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, muối tiêu... được gói lá dong xanh và luộc nhừ, ép chặt tạo thành hương vị độc đáo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học, bánh chưng, bánh tét là một món ăn giàu năng lượng - đầy đủ các thành phần đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng.

Một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi bạn ăn một bát cơm đầy với thức ăn. Mặc dù giàu năng lượng nhưng loại bánh này lại thiếu chất xơ.

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngậy béo của bánh chưng, thịt mỡ... không thể thiếu món dưa hành, củ kiệu hay dưa món thanh thanh, chua mát.

Không những thế, loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị chua dịu, cay nhẹ và thơm của dưa hành, củ kiệu sẽ giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác, đặc biệt kích thích tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo... như bánh chưng, bánh tét.

vậy tại sao dưa hành lại ăn với bánh trưng.quả trứng đẽ ra trước hay con gà ra trước.

Như câu này thì thịt mỡ, dưa hành ăn với câu đối chứ, bánh chưng nằm ở vế đối sau mà :D

Thường thì thịt mỡ ăn với dưa hành. Nói chung là để đỡ ngấy thôi vì thì mỡ rất béo, dễ khiến người ăn bị ngấy. Khi ăn dưa hành vào, vị hăng của hành sẽ ác vị ngấy của mỡ, từ đó giúp người ăn có thể ăn tiếp. Nó cũng giống như ăn đồ ăn Nhật có món gừng vậy, cùng chức năng cả.

Bên cạnh lý do về khẩu vị thì mình xin giải thích theo một góc độ dưới đây

Cái này nó là quan niệm dân gian thôi, kha khá giống quan niệm ngũ hành mà mình hay áp dụng thì bánh trưng với mấy thành phần chủ đạo là gạo nếp vs đỗ xanh là thực phẩm có hỏa tính mạnh, nóng cao, ăn vào dễ khó tiêu, gây ra hệ lụy cho đường tiêu hóa, mà dưa chua có tính mát, lại có tính acid khi ăn vào làm kích thích dịch vị tiêu hóa, giúp xử lý đám bã của món ăn này ở dạy dày, ruột non một cách dễ dàng hơn.

Ăn thế cho đỡ ngấy bạn ơi :))))