Vì sao ăn nhiều mà vẫn mãi gầy?
sức khoẻ
Trước khi tìm hiểu phương pháp tăng cân, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn gầy. Biết được những nguyên nhân này, bạn sẽ dễ dàng tìm ra biện pháp tăng cân cho bản thân.
Dưới đây là những nguyên nhân mà khiến bạn quá gầy, bạn tham khảo nhé!
- Chế độ ăn uống không hợp lý:
Thói quen ăn uống thất thường, ăn thiếu dinh dưỡng sẽ không thể béo. Bạn ăn nhiều nhưng vẫn “vô tác dụng”? Khi đó khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể bạn là quá kém. Ngoài ra nếu bạn ít ăn vặt, không thích ăn đồ béo, ngọt thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng nên dễ gầy.
- Lười vận động:
Lười vận động không chỉ gây ra béo phì mà cũng là nguyên nhân làm cơ thể thiếu cân. Khi vận động, các cơ hoạt động nhiều, cơ thể đòi hỏi phải cung cấp thêm năng lượng, do vậy sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít: Thức khuya, mất ngủ, ngủ ít làm tiêu hao khá nhiều năng lượng. Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể bạn thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý khác: Bạn sẽ khó lên cân khi mắc phải một số căn bệnh liên quan tới đường tiêu hoá (đau dạ dày, viêm loét dạ dày.. ) hay những căn bệnh rối loạn chuyển hoá nội tiết (basedown, tiểu đường…).
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bạn có dáng người quá “mảnh mai” thì rất có thể bạn cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu một vóc dáng như vậy.
2. Quá gầy nguy hiểm thế nào?
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, sinh lực kém, làm việc kém hiệu quả. Cơ thể luôn mệt mỏi càng làm mất đi cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Ngoài ra, người gầy thường rất lười vận động vì cơ thể không đủ năng lượng dành cho các hoạt động luyện tập. Kết quả là các cơ bắp trở nên nhão, cơ thể gầy yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh về huyết áp, stress…
3. Giải pháp nào cho những “siêu người mẫu”?
- Ăn uống hợp lý: Đây là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược “tăng cân” của bạn. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa nhiều calo, đạm, chất béo (thịt, sữa, bơ, pho mát ), thức ăn chứa các loại cacbonhydrat (tinh bột và đường) vào bữa ăn hàng ngày.
- Chú ý ăn đúng giờ, đúng bữa. Hằng ngày có thể ăn vặt nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không ăn gần bữa ăn chính vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi đến bữa.
- Nếu thường xuyên phải thức khuya, hãy ăn thêm một bữa nhẹ. Hãy chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo và các loại hoa quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Trần Bảo Ngọc
Trước khi tìm hiểu phương pháp tăng cân, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn gầy. Biết được những nguyên nhân này, bạn sẽ dễ dàng tìm ra biện pháp tăng cân cho bản thân.
Dưới đây là những nguyên nhân mà khiến bạn quá gầy, bạn tham khảo nhé!
- Chế độ ăn uống không hợp lý:
Thói quen ăn uống thất thường, ăn thiếu dinh dưỡng sẽ không thể béo. Bạn ăn nhiều nhưng vẫn “vô tác dụng”? Khi đó khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể bạn là quá kém. Ngoài ra nếu bạn ít ăn vặt, không thích ăn đồ béo, ngọt thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng nên dễ gầy.
- Lười vận động:
Lười vận động không chỉ gây ra béo phì mà cũng là nguyên nhân làm cơ thể thiếu cân. Khi vận động, các cơ hoạt động nhiều, cơ thể đòi hỏi phải cung cấp thêm năng lượng, do vậy sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như làm tăng cảm giác ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít: Thức khuya, mất ngủ, ngủ ít làm tiêu hao khá nhiều năng lượng. Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể bạn thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý khác: Bạn sẽ khó lên cân khi mắc phải một số căn bệnh liên quan tới đường tiêu hoá (đau dạ dày, viêm loét dạ dày.. ) hay những căn bệnh rối loạn chuyển hoá nội tiết (basedown, tiểu đường…).
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bạn có dáng người quá “mảnh mai” thì rất có thể bạn cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu một vóc dáng như vậy.
2. Quá gầy nguy hiểm thế nào?
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt, sinh lực kém, làm việc kém hiệu quả. Cơ thể luôn mệt mỏi càng làm mất đi cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Ngoài ra, người gầy thường rất lười vận động vì cơ thể không đủ năng lượng dành cho các hoạt động luyện tập. Kết quả là các cơ bắp trở nên nhão, cơ thể gầy yếu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh về huyết áp, stress…
3. Giải pháp nào cho những “siêu người mẫu”?
- Ăn uống hợp lý: Đây là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược “tăng cân” của bạn. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa nhiều calo, đạm, chất béo (thịt, sữa, bơ, pho mát ), thức ăn chứa các loại cacbonhydrat (tinh bột và đường) vào bữa ăn hàng ngày.
- Chú ý ăn đúng giờ, đúng bữa. Hằng ngày có thể ăn vặt nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ, không ăn gần bữa ăn chính vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi đến bữa.
- Nếu thường xuyên phải thức khuya, hãy ăn thêm một bữa nhẹ. Hãy chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và hấp thụ như: sữa, cháo và các loại hoa quả.
Chúc bạn sức khỏe!