Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore rốt cục chỉ là một tin đồn thất thiệt?

  1. Tin Tức

Sáng nay, ngày 17/9, Sở Y Tế Quảng Bình đã có công văn khẳng định rằng vi khuẩn 'ăn thịt người' chỉ là một tin đồn thất thiệt, và các cơ sở y tế trong khu vực đã không tiếp nhận bất cứ trường hợp nhiễm vi khuẩn Whitmore nào, như báo chí tung tin đồn thổi.

Việc này rốt cục thực hư thế nào? Ở đây bạn nào có những thông tin sâu hơn không nhỉ?

Dưới đây là chi tiết bản công văn từ Sở Y Tế Quảng Bình:

undefined
Từ khóa: 

whitmore

,

vi khuẩn

,

vi khuẩn ăn thịt người

,

sức khoẻ

,

tin tức

😕 CÓ THẬT LÀ CON VI KHUẨN BÙI-KHÔ: CHẤT ĐỘC SINH HỌC CẤP I NÀY ĂN THỊT NGƯỜI?

🧐 CON VI KHUẨN NÀO MÀ CHẲNG "ĂN THỊT NGƯỜI"
Vì con vi khuẩn kí sinh trùng nào mà chẳng "ăn thịt người". Trả lời khúc mắc của bạn đọc, bác sĩ chuyên khoa bệnh nhiệt đới Long Trần cười khà khà và nói: trong quá trình phát triển của anh em vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể người sẽ tạo ra các phản ứng (một là đáp ứng của độc tố của anh em vi khuẩn tiết ra, và hai là đáp ứng của cơ thể ta chống lại anh em vi khuẩn) nói đúng ra là hai bên đánh nhau, mà đã đánh nhau thì sẽ có bãi chiến trường tất nhiên. Và kết quả cái bãi chiến trường này sẽ để lại những tổn thương cơ quan của ta, như anh em tụ cầu gây hỏng van tim dành để yêu hay làm sưng cái tay nắm bóp người thương, anh em phế cầu liên cầu có khi lại làm hỏng phổi để ta hít ra thở vào, anh em não mô cầu lại làm hỏng não để tính toán mưu sinh... Tóm lại thì anh em vi khuẩn nào cũng ăn hết cả. Không ăn thịt người thì ăn gì đây. Nếu ví như trái đất là cơ thể ta, con người là vi khuẩn, thì hàng ngày chúng ta đốt rừng, chặt cây, hay làm tan băng địa cực thì cũng được ví như là ăn thịt người đó thôi.

TÓM LẠI, GIẬT TÍT VẬY LÀ HƠI GIẬT GÂN QUÁ!
Nhưng không sao, để độc giả chú ý mà đề phòng thì cũng được.



🧐 BỆNH WHITMORE DO VI KHUẨN BÙI-KHÔ LÂY TRUYỀN THẾ NÀO?

- Đây là đặc sản của đất rừng ao hồ Đông Nam Á và miền Bắc Australia.
- Vi khuẩn này có ở đất, bùn bẩn, nước mặt (ao, hồ, kênh rạch, mương máng) bị ô nhiễm.
- Truyền trực tiếp vào con người và động vật tiếp xúc với đất, nước đó (chân tay, hít phải nước).
- Whitmore có thể lây từ người sang người nhưng cực kì hiếm.
- Gia súc, thú nuôi cũng có thể nhiễm bệnh này.
- Theo thống kê, thì top đầu các địa điểm có nhiều ca bệnh nhất là Thái Lan, Mã Lai, Singapore. Sau đó mới là Việt Nam.

✅ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH WHITMORE
Có nhiều dạng của nhiễm khuẩn của Burkholderia, với các triệu chứng khá đa dạng.
Dễ nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi. Thời gian nhiễm - khởi phát bệnh chưa rõ ràng: từ vài ngày đến vài năm.
Các dấu hiệu đa phần không điển hình, dễ lẫn với các bệnh lý lở loét, hô hấp, áp xe, nhọt, viêm mô bào khác.
Nhìn chung khó phân biệt.

😟 TẠI SAO NGUY HIỂM VÀ ĐÁNG SỢ ĐẾN THẾ?
Có sợ không? Sợ chứ. Bác sĩ rất sợ.
Con vi khuẩn này CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG TỰ NHIÊN với nhiều kháng sinh thông dụng. Khiến bệnh cực kì khó chữa.
Chỉ có một số kháng sinh có tác dụng. Nếu không điều trị, 90% bệnh nhân sẽ chết. Nếu điều trị với kháng sinh đúng kịp thời, tỉ lệ chết vẫn lên tới 40%. Nếu được phát hiện và điều trị hồi sức kịp thời, tỉ lệ chết giảm hơn, nhưng vẫn lên tới 20%.

ĐÂY LÀ MỘT CĂN BỆNH CHẾT CHÓC VÀ TÀN KHỐC.
Nhưng bệnh lại ít gặp, triệu chứng chung chung, vì thế, bác sĩ đôi khi cũng không nghĩ đến nó.

✅ TUY VẬY VẪN ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC
- Nhập viện là chắc chắn, nếu nặng sẽ nhập hồi sức cấp cứu.
- Kháng sinh truyền tĩnh mạch ít nhất nửa tháng: Ceftazidime, Meropenem (hàng khủng nhất có thể)
- Sau đó là nửa năm uống kháng sinh dự phòng (nếu sống sót).

✅ DỰ PHÒNG THẾ NÀO - NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BÀI VIẾT:
Ở các vùng lưu hành nguồn bệnh (như gần đây là Nghệ An) thì tiếp xúc trực tiếp với nước, đất bẩn là nguy cơ rõ ràng của lây nhiễm.

Là bố mẹ trông con, ta cần làm gì:

☣️ Tránh chơi, bơi ở bùn lầy đất bẩn, đất nông nghiệp, ao tù nước đọng, ao nuôi cá nuôi tôm... Nhất là tại vùng đang có ca bệnh.
☣️ Các bạn nhỏ (và cả người lớn) đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) KHÔNG nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn.
☣️ Các bạn nhà làm nông nghiệp có phụ giúp bố mẹ thì nên đi ủng cao su để phòng tránh.
☣️ Phòng tránh đuối nước (ao hồ, kênh rạch) ở trẻ em.
☣️ Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ...) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau... để đi khám kịp thời. Đồng thời nhớ báo với bác sĩ về tiền sử có xây xước khi chơi với đất bẩn.
☣️ Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.

Nguồn:

Bài từ Chăm con chuẩn Mỹ - BS. ĐỖ TIẾN SƠN

Tham vấn tham luận của BSNT. Trần Long
Tham khảo hướng dẫn của CDC trong dự phòng tác chiến khủng bố sinh học do Burkholderia pseudomalei.

Trả lời

😕 CÓ THẬT LÀ CON VI KHUẨN BÙI-KHÔ: CHẤT ĐỘC SINH HỌC CẤP I NÀY ĂN THỊT NGƯỜI?

🧐 CON VI KHUẨN NÀO MÀ CHẲNG "ĂN THỊT NGƯỜI"
Vì con vi khuẩn kí sinh trùng nào mà chẳng "ăn thịt người". Trả lời khúc mắc của bạn đọc, bác sĩ chuyên khoa bệnh nhiệt đới Long Trần cười khà khà và nói: trong quá trình phát triển của anh em vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể người sẽ tạo ra các phản ứng (một là đáp ứng của độc tố của anh em vi khuẩn tiết ra, và hai là đáp ứng của cơ thể ta chống lại anh em vi khuẩn) nói đúng ra là hai bên đánh nhau, mà đã đánh nhau thì sẽ có bãi chiến trường tất nhiên. Và kết quả cái bãi chiến trường này sẽ để lại những tổn thương cơ quan của ta, như anh em tụ cầu gây hỏng van tim dành để yêu hay làm sưng cái tay nắm bóp người thương, anh em phế cầu liên cầu có khi lại làm hỏng phổi để ta hít ra thở vào, anh em não mô cầu lại làm hỏng não để tính toán mưu sinh... Tóm lại thì anh em vi khuẩn nào cũng ăn hết cả. Không ăn thịt người thì ăn gì đây. Nếu ví như trái đất là cơ thể ta, con người là vi khuẩn, thì hàng ngày chúng ta đốt rừng, chặt cây, hay làm tan băng địa cực thì cũng được ví như là ăn thịt người đó thôi.

TÓM LẠI, GIẬT TÍT VẬY LÀ HƠI GIẬT GÂN QUÁ!
Nhưng không sao, để độc giả chú ý mà đề phòng thì cũng được.



🧐 BỆNH WHITMORE DO VI KHUẨN BÙI-KHÔ LÂY TRUYỀN THẾ NÀO?

- Đây là đặc sản của đất rừng ao hồ Đông Nam Á và miền Bắc Australia.
- Vi khuẩn này có ở đất, bùn bẩn, nước mặt (ao, hồ, kênh rạch, mương máng) bị ô nhiễm.
- Truyền trực tiếp vào con người và động vật tiếp xúc với đất, nước đó (chân tay, hít phải nước).
- Whitmore có thể lây từ người sang người nhưng cực kì hiếm.
- Gia súc, thú nuôi cũng có thể nhiễm bệnh này.
- Theo thống kê, thì top đầu các địa điểm có nhiều ca bệnh nhất là Thái Lan, Mã Lai, Singapore. Sau đó mới là Việt Nam.

✅ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH WHITMORE
Có nhiều dạng của nhiễm khuẩn của Burkholderia, với các triệu chứng khá đa dạng.
Dễ nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi. Thời gian nhiễm - khởi phát bệnh chưa rõ ràng: từ vài ngày đến vài năm.
Các dấu hiệu đa phần không điển hình, dễ lẫn với các bệnh lý lở loét, hô hấp, áp xe, nhọt, viêm mô bào khác.
Nhìn chung khó phân biệt.

😟 TẠI SAO NGUY HIỂM VÀ ĐÁNG SỢ ĐẾN THẾ?
Có sợ không? Sợ chứ. Bác sĩ rất sợ.
Con vi khuẩn này CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG TỰ NHIÊN với nhiều kháng sinh thông dụng. Khiến bệnh cực kì khó chữa.
Chỉ có một số kháng sinh có tác dụng. Nếu không điều trị, 90% bệnh nhân sẽ chết. Nếu điều trị với kháng sinh đúng kịp thời, tỉ lệ chết vẫn lên tới 40%. Nếu được phát hiện và điều trị hồi sức kịp thời, tỉ lệ chết giảm hơn, nhưng vẫn lên tới 20%.

ĐÂY LÀ MỘT CĂN BỆNH CHẾT CHÓC VÀ TÀN KHỐC.
Nhưng bệnh lại ít gặp, triệu chứng chung chung, vì thế, bác sĩ đôi khi cũng không nghĩ đến nó.

✅ TUY VẬY VẪN ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC
- Nhập viện là chắc chắn, nếu nặng sẽ nhập hồi sức cấp cứu.
- Kháng sinh truyền tĩnh mạch ít nhất nửa tháng: Ceftazidime, Meropenem (hàng khủng nhất có thể)
- Sau đó là nửa năm uống kháng sinh dự phòng (nếu sống sót).

✅ DỰ PHÒNG THẾ NÀO - NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA BÀI VIẾT:
Ở các vùng lưu hành nguồn bệnh (như gần đây là Nghệ An) thì tiếp xúc trực tiếp với nước, đất bẩn là nguy cơ rõ ràng của lây nhiễm.

Là bố mẹ trông con, ta cần làm gì:

☣️ Tránh chơi, bơi ở bùn lầy đất bẩn, đất nông nghiệp, ao tù nước đọng, ao nuôi cá nuôi tôm... Nhất là tại vùng đang có ca bệnh.
☣️ Các bạn nhỏ (và cả người lớn) đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) KHÔNG nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn.
☣️ Các bạn nhà làm nông nghiệp có phụ giúp bố mẹ thì nên đi ủng cao su để phòng tránh.
☣️ Phòng tránh đuối nước (ao hồ, kênh rạch) ở trẻ em.
☣️ Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ...) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau... để đi khám kịp thời. Đồng thời nhớ báo với bác sĩ về tiền sử có xây xước khi chơi với đất bẩn.
☣️ Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.

Nguồn:

Bài từ Chăm con chuẩn Mỹ - BS. ĐỖ TIẾN SƠN

Tham vấn tham luận của BSNT. Trần Long
Tham khảo hướng dẫn của CDC trong dự phòng tác chiến khủng bố sinh học do Burkholderia pseudomalei.

nếu nói bệnh này CHƯA xuất hiện tại tỉnh thành đó là đúng , còn nói nó chỉ là 1 bệnh đồn đại quá lên thì là sai