Vệ vương Đinh Toàn có phải con ruột của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn?

  1. Lịch sử

Vệ vương Đinh Toàn, con thứ hai của Đinh Tiên hoàng được lập làm vua để nối nghiệp nhà Đinh sau khi cha và anh là Nam Việt vương Đinh Liễn bị ám sát. Cuộc đời ngắn ngủi của ông đầy rẫy sự sắp đặt chánh trị. Lên ngôi năm 5 tuổi. Tại vị được 1 năm thì bị Phó vương Lê Hoàn phế lại thành Vệ vương. Tử trận vì trúng tên khi đánh giặc Cử Long [ Đại Việt Sử Ký chép là tên 1 dân tộc vùng Thanh Hóa] cùng Lê Hoàn. Thọ 27 tuổi. Cũng chính vào phút đó Lê Hoàn đã than trời 3 tiếng, rồi điên cuồng thúc quân đánh. Hãy xét lại những sự kiện sau đây để chúng ta có giả thuyết rằng Vệ vương có phải con Lê Hoàn hay không?

Một người như Lê Đại Hành được Đinh Tiên hoàng cho giữ chức Thập Đạo tướng quân, binh quyền trong tay, thì không phải người tầm thường. Huống chi ông càng không sợ nhà Tống. Chiếu thư nhà Tống đưa sang không quỳ tiếp, mà còn ra yêu sách ngược lại với sứ thần thiên triều. Một việc mà ngay cả Đinh Tiên hoàng cũng "chưa làm được". Thử hỏi, một người với nhân cách như vậy lại có thể chịu xưng thần mãi mãi sao? Sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê, ông lập Thái hậu Dương Vân Nga thành 1 trong 5 hoàng hậu của mình. Vậy nếu cả hai người không có tình cảm trước đó thì sao tiến đến hôn nhân.

Sau khi đã phế Đinh Toàn về làm Vệ vương, ông không giết đi để trừ hậu họa về sau mà vẫn cho sống. Dù sao, Đinh Toàn cũng là vua của tiền triều. Đến cả Thái sư Trần Thủ Độ còn bức tử cả Lý Huệ Tông sau khi ông đã xuống tóc đi tu không màn chuyện đời nữa. 

Giả thuyết được đưa ra theo trình tự sau:
+Lê Hoàn có tình ý riêng với Dương Vân Nga, và sau đó đã sanh ra Đinh Toàn. Sự thật được che đậy.

+Lê Hoàn ngầm giết vua và Nam Việt vương Đinh Liễn. Thứ nhất là tránh sự thật giữa ông và Dương Vân nga bị phơi bày. Thứ 2 là như nói ở trên 1 người như Lê Hoàn sẽ không cam chịu xưng thần mãi mãi. Cho nên việc ông cướp ngôi nhà Đinh chỉ là sớm chiều.

+Sau khi phế Đinh Toàn, ông không giết mà để cho sống. Một việc hiếm có ông vua nào mà không làm để giữ gia nghiệp của mình. Nếu không phải máu mủ thì là vì lý do gì?

+ khi Đinh Toàn tử trận, Lê Hoàn kêu trời 3 tiếng rồi thúc quân đánh phá tan giặc. Đinh Toàn thân mang họ Đinh lại còn là vua cũ, vậy cớ gì Lê Hoàn phải than khóc rồi quyết tâm phá giặc trả thù nếu không phải có tình cha con?

Còn bạn nghĩ sao về giả thuyết này?
Từ khóa: 

lịch sử

Giả thuyết bạn đưa ra khá hay. Nhưng mình có một số ý kiến như sau:

1, Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm 1 trong 5 hoàng hậu không hẳn vì tình cảm trai gái. Vì làm chính trị, hôn nhân chỉ là công cụ, mình thấy cuộc hôn nhân của Lê Hoàn và bà Dương Vân Nga chỉ mang ý nghĩa liên kết giữa 2 phe cánh là chính.

2, Mình nghĩ nguyên nhân Lê Hoàn ko giết Đinh Toàn có 2 lý do:

+ Thời Tiền Lê, Lý ảnh hưởng của phật giáo rất lớn, con người tin vào cái nhân quả báo ứng, nên ít có hành động giết đi diệt trừ hậu hoạn.

+ Phe cánh có thể ủng hộ Đinh Toàn thì đã bị tiêu diệt, Nhà Đinh lên ngôi chưa lâu, nền móng chưa chắc, nhân tâm chưa vững như nhà Trần hay Hậu Lê sau này. Lê Hoàn lại có chính danh và công lớn chống ngoại xâm. Đinh Toàn lại bị kiểm soát ở kinh đô, hơn 20 năm ở Hoa Lư không rời, ngay cạnh vua nên khả năng Đinh Toàn làm loạn gần như =0.

3, Việc Lê Hoàn đánh trận đưa Đinh Toàn đi cùng mình nghiêng về khả năng đưa Toàn đi để giám sát. Và việc để Toàn chết trận thì mình nghi ngờ chính Lê Hoàn cho người giết Đinh Toàn để trừ mối lo về sau. Chuyện Lê Hoàn kêu trời 3 tiếng khác gì chuyện Lê Lợi giả vờ khóc thương khi nge tin Trần Cảo chết. Mình nghĩ chủ yếu là diễn mà thôi.


Kết lại: khả năng Toàn là con Lê Hoàn không phải không có khi chúng ta hiện tại không có đầy đủ tư liệu lịch sử để khẳng định hay phủ đinh. Nhưng mình nghiêng về việc không phải.

Trả lời

Giả thuyết bạn đưa ra khá hay. Nhưng mình có một số ý kiến như sau:

1, Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm 1 trong 5 hoàng hậu không hẳn vì tình cảm trai gái. Vì làm chính trị, hôn nhân chỉ là công cụ, mình thấy cuộc hôn nhân của Lê Hoàn và bà Dương Vân Nga chỉ mang ý nghĩa liên kết giữa 2 phe cánh là chính.

2, Mình nghĩ nguyên nhân Lê Hoàn ko giết Đinh Toàn có 2 lý do:

+ Thời Tiền Lê, Lý ảnh hưởng của phật giáo rất lớn, con người tin vào cái nhân quả báo ứng, nên ít có hành động giết đi diệt trừ hậu hoạn.

+ Phe cánh có thể ủng hộ Đinh Toàn thì đã bị tiêu diệt, Nhà Đinh lên ngôi chưa lâu, nền móng chưa chắc, nhân tâm chưa vững như nhà Trần hay Hậu Lê sau này. Lê Hoàn lại có chính danh và công lớn chống ngoại xâm. Đinh Toàn lại bị kiểm soát ở kinh đô, hơn 20 năm ở Hoa Lư không rời, ngay cạnh vua nên khả năng Đinh Toàn làm loạn gần như =0.

3, Việc Lê Hoàn đánh trận đưa Đinh Toàn đi cùng mình nghiêng về khả năng đưa Toàn đi để giám sát. Và việc để Toàn chết trận thì mình nghi ngờ chính Lê Hoàn cho người giết Đinh Toàn để trừ mối lo về sau. Chuyện Lê Hoàn kêu trời 3 tiếng khác gì chuyện Lê Lợi giả vờ khóc thương khi nge tin Trần Cảo chết. Mình nghĩ chủ yếu là diễn mà thôi.


Kết lại: khả năng Toàn là con Lê Hoàn không phải không có khi chúng ta hiện tại không có đầy đủ tư liệu lịch sử để khẳng định hay phủ đinh. Nhưng mình nghiêng về việc không phải.

Nếu Đinh Toàn mà là con ruột của Lê Hoàn thì ko còn gì phải bàn cãi nữa. Nhân vật Dương Vân Nga đáng chửi thực sự, lăng loàn thực sự. mà càng củng cố cho nghi án bà cùng lê hoàn ám sát vua Đinh Tiên Hoàng luôn

Ý 2 và 3 của bạn mình vẫn thấy thắc mắc.

Nếu Lê Hoàn không có dã tâm giết vua để lên thay, thì ông đã không tự lập mình làm Phó vương nắm mọi quyền hành. Vả lại, mình dùng dẫn chứng những thành tựu của ông mà suy ra tính cách của ông. Giữ chức Thập đạo tướng quân tay nắm binh quyền, đánh thắng và tỏ ý không muốn phục nhà Tống cho ta thấy ông là người không dễ gì phủ phục dưới người khác.

Về ý thứ 3. Ông đã dám soán ngôi, lấy vợ Tiên Hoàng, 2 việc trên đã không diễn ra nếu ông thực sự là 1 trung thần như Nguyễn Bặc hay Đinh Điền, thì chẳng lẽ ông không đủ nhẫn tâm để giết 1 ông vua bị phế. 

1. Về chuyện lập Dương Thái hậu làm Hậu thì có thể do tình cảm cũng có thể là sự liên kết, đảm bảo an toàn giữa Đại Hành-Dương Hậu

2. Về chuyện giết vua Đinh-Nam Việt Vương để che giấu sự thật thì không dám bàn, song ở phần trên-phần dưới cách lý luận gây khó hiểu. Thứ nhất việc không quỳ lạy nhận chiếu mà Tiên Hoàng không làm được thì ta phải xét đến hoàn cảnh của hai triều Đinh Lê mà đánh giá chứ không thể vội suy xét; thời Đinh thế của Đại Cồ Việt vẫn chưa hẳn mạnh nên việc giao hảo của Tiên Hoàng là đúng, sang Tiền Lê dẫu gì ta cũng là nước thắng Tống nên việc làm của Đại Hành lúc đó đặt trên tư thế giữa nước nhỏ thắng-nước lớn bại nước ta đã hoàn thiện hơn thời Đinh. Thứ hai, lấy việc ông tự cường trước nhà Tống để lý giải ông sẽ không cam chịu làm bề tôi nhà Đinh thì hơi vô lý.

3. Dẫu gì cũng là tôi thần người ta, đã lấy ngôi lại lấy vợ giờ định giết con thì thực quá tàn độc; hơn thế Đại Hành kháng Tống mà nên đại nghiệp, các thế lực trung thành với nhà Đinh cũng đã bị tiêu diệt từ trước nên có thể Vệ Vương không còn nguy hại. Vệ Vương còn sống nhưng ta không biết liệu Đại Hành có giám sát ông hay buông lỏng.

4. Việc này có thể là diễn để thu phục lòng nguòi, cũng như chuyện Tư Mã Chiêu khóc Tào Mao vậy


Ở đời cũng hay có mấy trò mèo khóc chuột mà :))