Về văn hóa đọc
Note tạm mấy cái về văn hóa đọc :
- Người ta đọc để nhằm bồi đắp cho 1 cái perception của người ta. Ví dụ để hiểu người dân VN thời Pháp thuộc thế nào, đọc Tắt đèn hình dung ra được 1 phần. Thế nhưng có rất nhiều cách để người ta tạo dựng được một perception tốt : Hình, phim ảnh, nói chuyện với người khác, du lịch… Sách không phải là cách thức tốt để làm chức năng này.
- Đọc để know-how, dạng sách 7 mẹo, 30 thủ thuật… Chức năng này của sách thì không lại được với search engine, thật ra search engine gần như vô đối ở khoản này.
- Đọc để nhằm tăng cường khả năng tư duy, khả năng phân tích, đánh giá, phán xét. Tạm gọi cái này là know-why, mở rộng tầm nhìn, thay đổi nhận thức, quan điểm của mình. Chức năng này sách đang làm tốt nhất, nhưng loại sách này không nhiều người đọc.
- Đọc sách nhiều nhưng không có thói quen nghi ngờ, phản biện, lập tức tin vào những thứ viết trong đó, biến nó thành quan điểm của mình mà không kiểm chứng lại thì đọc càng nhiều càng dở. Đặc biệt với các loại sách self-help, ít quyển well-researched.
- Sách văn chương chắc chủ yếu những người có cách tư duy thiên về cảm xúc viết ra, do đó có lẽ hợp với những người đọc như vậy. Do đó hiển nhiên là sẽ có nhiều người không nuốt nổi văn chương
- Đơn vị để đánh giá khả năng tiếp thu và xử lý thông tin tốt nhất có lẽ là insight. Ai có insight càng nhiều và càng xịn chứng tỏ khả năng đọc/xử lý thông tin càng tốt. À, không biết “văn hóa đọc” dịch thành “reading culture” hay “culture of reading” có đúng không? Nhưng Google “reading culture” ra 200K kết quả, “culture of reading” ra 154K, và “văn hóa đọc” ra 1560K kết quả. Thật đáng ngạc nhiên!!!
nguồn: nuphero
Đức Ngộ Không
Minh Hưng
Nguyễn Khánh Chi
Nguyễn Ánh Nguyệt