Về tên thật và bút danh của nhà văn Nam Cao?
Nhà văn Nam Cao mà chúng ta thường biết qua tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo có tên thật là gì và ngoài Nam Cao, ông còn bút danh nào khác không?
bút danh nam cao
,bút danh nhà văn
,giai thoại về bút danh
,văn hóa
Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam. Bút danh Nam Cao là do nhà văn ghép chữ đầu tên huyện (Nam) với chữ đầu tên tổng (Cao) để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành.
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực lớn trước Cách mạng Tháng 8, sau này trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học nước nhà thế kỉ 20. Những tác phẩm của Nam Cao đề cập đến những vấn đề đang xảy ra trong xã hội đương thời, những câu chuyện đời, và đặc biệt là số phận người nông dân Việt Nam cơ cực, bần hàn.
Nhắc đến Nam Cao là nói đến Đời thừa, Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi mắt và Sống mòn…Gia đình nhà văn rất tiếc mỗi khi nhắc đến số phận bốn quyển tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Ngôi miếu, Ngày lụt.
Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn Trần Hữu Tri còn dùng nhiều bút danh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du…
Thời gian hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, nhà văn Nam Cao còn có bí danh là Ma Văn Hữu. Hồi đó ông làm Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Nhật ký ở rừng được viết trong thời gian này. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên,trong tất cả các bút danh mà nhà văn đã dùng, Nam Cao là bút danh để lại trong lòng người đọc và nhân dân nhiều kỷ niệm và nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất.
Ngày 28 tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết. Bạn bè và gia đình đã nhiều lần cất công tìm kiếm nhưng không biết phần mộ của nhà văn liệt sĩ tài hoa này ở đâu. Mãi đến đầu năm 1996, một chương trình có tên "Đi tìm Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân...
Sau bao nhiêu công sức tìm kiếm, tiếp nhận và sàng lọc thông tin, cùng với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, mộ của nhà văn Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam). Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt đầu tiên.
Hue Nguyen
Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam. Bút danh Nam Cao là do nhà văn ghép chữ đầu tên huyện (Nam) với chữ đầu tên tổng (Cao) để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành.
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực lớn trước Cách mạng Tháng 8, sau này trở thành một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học nước nhà thế kỉ 20. Những tác phẩm của Nam Cao đề cập đến những vấn đề đang xảy ra trong xã hội đương thời, những câu chuyện đời, và đặc biệt là số phận người nông dân Việt Nam cơ cực, bần hàn.
Nhắc đến Nam Cao là nói đến Đời thừa, Lão Hạc, Chí Phèo, Đôi mắt và Sống mòn…Gia đình nhà văn rất tiếc mỗi khi nhắc đến số phận bốn quyển tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Ngôi miếu, Ngày lụt.
Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn Trần Hữu Tri còn dùng nhiều bút danh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du…
Thời gian hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, nhà văn Nam Cao còn có bí danh là Ma Văn Hữu. Hồi đó ông làm Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Nhật ký ở rừng được viết trong thời gian này. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên,trong tất cả các bút danh mà nhà văn đã dùng, Nam Cao là bút danh để lại trong lòng người đọc và nhân dân nhiều kỷ niệm và nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất.
Ngày 28 tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết. Bạn bè và gia đình đã nhiều lần cất công tìm kiếm nhưng không biết phần mộ của nhà văn liệt sĩ tài hoa này ở đâu. Mãi đến đầu năm 1996, một chương trình có tên "Đi tìm Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân...
Sau bao nhiêu công sức tìm kiếm, tiếp nhận và sàng lọc thông tin, cùng với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, mộ của nhà văn Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam). Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt đầu tiên.
Nguyễn Ánh Nguyệt
Nam Cao thực chất chỉ là bút danh. Tên thật của ông là Trần Hữu Tri (Trí).
Về bút danh Nam Cao, ông Trần Hữu Đạt (em ruột của nhà văn) kể rằng, anh trai mình lấy bút danh là Nam Cao là do nhà văn ghép chữ đầu tên huyện (Nam) với chữ đầu tên tổng (Cao) để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành (làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam)).
Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn còn có một số bút danh khác như: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du…
Về bút danh Nhiêu Khê, thì thật ra không phải ông ấy nhiêu khê hay phức tạp rắc rối gì đâu, chỉ là ông đặt ra với ý đùa cho vui vậy thôi. Nhà văn Tô Hoài nói vậy. Riêng Xuân Du thì là ông đặt theo 2 chữ ở đầu câu thơ mà ông và nhà văn Tô Hoài hồi ấy thường ngâm ngợi:
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Tạm dịch:
Mùa xuân chơi miền cỏ non
Mùa hạ tắm hồ sen ngát
Mùa thu uống rượu hoàng hoa
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng
Cuối cùng, bút danh Thúy Rư thì do nhà văn lấy một số chữ trong tên thật của mình (Trần Hữu Tri) để ghép lại mà thành. Ở đây chữ i đã được thay bằng chữ y. Một kiểu đổi chỗ các chữ cái cho nhau. Rất hay! :) Giống như Nguyễn Tuân với bút danh Ân Ngũ Tuyên vậy. :)
Ngoài ra, giai đoạn ông hoạt động ở Việt Bắc, Nam Cao còn có tên là Ma Văn Hữu. Với cả có giai đoạn ông còn lấy bút danh là Suối Trong khi viết các bài ca dao cho báo Cứu quốc nữa. Tuy nhiều bút danh vậy nhưng chốt lại, Nam Cao vẫn là cái tên sống mãi trong lòng mỗi người đọc chúng ta. Còn những tên khác, hay cả tên thật Trần Hữu Tri (Trí), người đời mấy người quan tâm? ^^
(Tham khảo từ sachxua.net)
Đào Mai Hương
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh năm 1915 (theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29/10/1917). Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Ngoài bút danh Nam Cao, ông còn các bút danh khác như: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt.
Về sự nghiệp thơ văn: Năm 18 tuổi, ông bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Nguồn: Wikipedia