Về nhu cầu được công nhận và ta là ai?

  1. Phong cách sống

Từ khi nào thì con người có nhu cầu được người khác công nhận? Theo Maslow thì đó là một nhu cầu phổ biến, cấp cao của con người. Tôi cho rằng đó chỉ là thống kê, là số liệu thu thập từ những con người được sinh ra và nuôi lớn lên trong xã hội. Công nhận, tán dương và nhu cầu được công nhận là những thứ được dạy chứ không phải tự nhiên.


Con người muốn được người khác công nhận thì phải đạt được những chuẩn mực của người khác. Vì thế từ nhỏ người ta đã luôn chạy theo tiêu chuẩn do người khác đặt ra mà không hề quan tâm xem mình "muốn" sống ra sao trong khi những lời khuyên và răn dạy về việc mình "nên" sống ra sao thì có rất nhiều. Và cứ thế, người này nghĩ ra tiêu chuẩn cho cuộc sống của người kia, và các tiêu chuẩn đó được truyền lại, được thống nhất theo số đông thì càng mạnh mẽ và có tính áp đặt nhiều hơn.

Và cứ thế, người này nghĩ người khác nên sống ra sao trong khi không tự quyết định được cách sống của mình. Như thế bảo sao không nặng nề, không hoang mang? Rồi cả xã hội đều chạy theo cách sống đó, người ta cứ gánh những tiêu chuẩn trên vai mà đôi lúc mỏi mệt họ mới tự hỏi vì sao mình phải thế, và vơ ngay một câu trả lời "hợp lí" sẵn có nào đó: vì gia đình là thế, vì bạn bè là thế, vì tình yêu là thế..

Người ta bảo nhau: "là con gái phải xinh", "đàn ông không được khóc", "phải có tâm cầu tiến", "trưởng thành là khi thất tình không chia sẻ lên mạng xã hội"... Hehe, tôi chỉ cho rằng "trưởng thành là khi không sống theo định nghĩa của người khác".

Tại sao phải gắn ý nghĩa cuộc đời mình lên một hay nhiều người nào đó, trong khi những người đó cũng đang gắn lên nhiều người khác? Mọi thứ có vẻ liên quan, nhưng nếu một ngày mọi thứ không còn đúng, những mối liên hệ giữa ta và cuộc đời trở nên vô lí, vô nghĩa hoặc mất đi thì sao? Khi đó ta là ai? Có phải một cá nhân chỉ có ý nghĩa khi sống hòa vào xã hội?

Tôi cho rằng xã hội là cần thiết, các mối quan hệ trong đó cũng tốt, nhưng trước hết một người cần phải là chính mình. Nếu không thì cũng chỉ là một mắt xích vô hồn, tồn tại chỉ mang ý nghĩa lan truyền sức nặng của các định nghĩa của xã hội mà thôi.

Chúng ta không thể ngăn cản người khác đổ các định nghĩa lên đầu mình được, xã hội vốn đã như vậy rồi. Điều ta có thể làm là không tiếp nhận chúng, và đừng đổ tiếp lên người tiếp theo, mà hãy dừng lại, tự nhìn lại và nhận ra chính mình, đơn giản để biết ta là ai.

Theo bạn thì làm thế nào để tự trả lời câu hỏi "ta là ai?" Hay cứ "quên đi mà sống"?

Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

Từ khóa: 

phong cách sống

Với mình, những “chuẩn mực” mà bạn nói đó có thể là những quy tắc nguyên tắc đạo đức đc đám đông công nhận, nếu k có bộ quy tắc đó, thế giới sẽ ra sao? Con ng k ai sống 1 mình nên vc tuân theo nó là điều bắt buộc trong cộng đồng để có thể thích nghi và hoà nhấp, nếu k bạn sẽ bị đào thải! Kỷ luật, đạo đức, bộ quy tắc chung đó sinh ra với mục đích ban đầu để đảm bảo lợi ích cho những con người sống trong cộng đồng đó cơ mà. Và khi đã theo nền nếp r, bạn sẽ tự khắc thấy tự do, tự thấy mình muốn làm gì 1 cách k miễn cưỡng nữa, tự biến đc những vc phải làm đó thành muốn làm! Và khi đạt được 1 cách xuất sắc thì k lý do gì mà k đc tán dương khen thưởng để nỗ lực tiếp cả?
Trả lời
Với mình, những “chuẩn mực” mà bạn nói đó có thể là những quy tắc nguyên tắc đạo đức đc đám đông công nhận, nếu k có bộ quy tắc đó, thế giới sẽ ra sao? Con ng k ai sống 1 mình nên vc tuân theo nó là điều bắt buộc trong cộng đồng để có thể thích nghi và hoà nhấp, nếu k bạn sẽ bị đào thải! Kỷ luật, đạo đức, bộ quy tắc chung đó sinh ra với mục đích ban đầu để đảm bảo lợi ích cho những con người sống trong cộng đồng đó cơ mà. Và khi đã theo nền nếp r, bạn sẽ tự khắc thấy tự do, tự thấy mình muốn làm gì 1 cách k miễn cưỡng nữa, tự biến đc những vc phải làm đó thành muốn làm! Và khi đạt được 1 cách xuất sắc thì k lý do gì mà k đc tán dương khen thưởng để nỗ lực tiếp cả?

Tôi thấy suy nghĩ của bạn giống một cậu bé cấp 3, khi mới chập chững chưa vào đời nhưng khát vọng thể hiện bản thân rất lớn. Đâu đó thì đã vượt qua chút ít thời kỳ dậy thì hồi cấp 2 nên cảm giác mình đã trưởng thành.

Bài viết của bạn không sai, nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng hiểu được những khía cạnh đó.

Rốt cuộc, bạn cũng đang muốn truyền tải một thông điệp sống tới người khác, trong khi bạn nghĩ "trưởng thành là khi không sống theo định nghĩa của người khác" đó thôi.


Mình có 1 góc nhìn khác với góc này, đó là góc nhìn giá trị trong cuộc sống. Đâu đó mình nghĩ con người trong cuộc sống luôn tìm kiếm ý nghĩa và giá trị của bản thân trong cuộc sống. Và khẳng định giá trị bản thân là cách mình Nhìn. Thay vì như cầu được công nhận; bản thân mình có nhu cầu tìm kiếm bắt khẳng định giá trị của bản thân trong cs: giá trị với gia đình, xã hội, những người xung quanh; giá trị và ý nghĩa tích cực từ thứ mình làm tác động và thể hiện ngược lại việc nhận diện mình là ai, việc mình hanhh phúc và ntn với cs này.
Việc đi tìm kiếm giá trị của bản thân cungz là một hành trình, và thay vì nó chịu ảnh hưởng của việc được công nhận, của viedcj bị so sánh, của việc đặt thước đo giá trị của người khác lên mình thì ở đâu; mình chủ động lựa chọn và khẳng định giá trị bản thân theo cách của mình.