Về năng suất lao động tại VN - bạn có dám cùng bóc mẽ những 'thói hư tật xấu' của người Việt không, đâu là những giải pháp cho chúng?

  1. Kiến thức chung

Nội dung sau đây mình trích dẫn từ một post trên fb, xin không đưa tên người đăng ra tại đây. Vả lại mình cũng khá chắc rằng list 'thói hư tật xấu' dưới đây của người Việt, các bạn ít nhiều đã đọc qua rồi:

                                              ********************

"Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Chưa kể 2 đặc điểm dễ thấy trong công việc là Tuỳ tiện và Hời hợt. Chưa kể người Việt (nhất là phía Bắc) không có tố chất làm dịch vụ (phục vụ người khác), dù khi có tiền thì rất thích được người khác hầu hạ, phục dịch mình.

Nên năng suất lao động của người Việt vẫn còn thua xa bạn láng giềng Thái Lan, thua cả bạn Lào.

Vấn đề này không thể cải thiện bằng các khoá đào tạo kỹ năng, mà phải thông qua đào tạo thay đổi nhận thức bằng một vài cú hích đủ mạnh. Hi vọng vậy!"

                                             ********************

Các bạn đồng ý hay không với list trên? Hay bạn thấy cần phải bổ sung thêm 1 vài thói xấu nào khác nữa? Bạn có thể đưa ra giải pháp cụ thể nào để khắc phục những thói xấu trên không?

Từ khóa: 

thói hư tật xấu

,

thói xấu người việt

,

góc tranh biện

,

kiến thức chung

Có một câu chuyện sau chuyến đi Singapore cuối tuần trước của mình mà mình học được khá nhiều bài học, muốn kể lại nhân chủ đề này của bạn.

Ở Sing, mình có một cậu bạn người Sing gốc, đã từng làm việc và công tác ở Việt Nam (do công ty của bạn ấy là một global agency nên bạn ấy hay phải sang Việt Nam). Mình lần đầu tiên tới Sing nên bạn ấy hỏi mình "Có thích Singapore không" 

Mình trả lời: Không ấn tượng lắm, vì nó khá giống Sài Gòn :)

Bạn mình trả lời: Có một thứ khác biệt, đó là khác biệt về "Quality" (Chất lượng)

Thành  thực lúc nghe câu trả lời của bạn đó thấy đúng nhưng cũng hơi gợn gợn, nhột nhột và không thoải mái. Nghĩ sâu xa thì thấy có nhiều bài học có thể rút ra sau câu chuyện này.

Thực sự chúng ta mỗi ngày đều làm những công việc giống nhau, đều có những mục tiêu, mục đích cơ bản giống nhau; nhưng sự khác biệt có lẽ ở quality standard. Người Việt Nam chúng ta có thể không lười nhác, nhưng chúng ta quá dễ dãi với những chuẩn mực về chất lượng, từ những thứ nhỏ trong đời sống rồi dẫn tới công việc. Từ thói quen nhỏ hàng ngày rồi định hình phong cách, lối sống, cách ứng xử hay cách giải quyết vấn đề. Từ đó sinh ra năng suất lao động thấp, vì chỉ cần làm cho xong việc, mà không cần quan tâm tới chất lượng công việc mình làm ra. Vì chất lượng chỉ cần tới đó, ông bên cạnh hưởng lương như tôi thì làm tới đó thì tôi cũng chỉ nên làm tới đó thôi. Hay lương công ty trả thấp, nên tôi cũng không cần phải làm nhiều hơn hay tốt hơn. 

Mình nghĩ để cải thiện năng suất làm việc thì việc cần làm nó phải xuất phát từ việc nâng cao chuẩn mực về chất lượng, về giá trị từ nhận thức, ý thức của mỗi con người và nâng tầm lên cả một dân tộc.

Trả lời

Có một câu chuyện sau chuyến đi Singapore cuối tuần trước của mình mà mình học được khá nhiều bài học, muốn kể lại nhân chủ đề này của bạn.

Ở Sing, mình có một cậu bạn người Sing gốc, đã từng làm việc và công tác ở Việt Nam (do công ty của bạn ấy là một global agency nên bạn ấy hay phải sang Việt Nam). Mình lần đầu tiên tới Sing nên bạn ấy hỏi mình "Có thích Singapore không" 

Mình trả lời: Không ấn tượng lắm, vì nó khá giống Sài Gòn :)

Bạn mình trả lời: Có một thứ khác biệt, đó là khác biệt về "Quality" (Chất lượng)

Thành  thực lúc nghe câu trả lời của bạn đó thấy đúng nhưng cũng hơi gợn gợn, nhột nhột và không thoải mái. Nghĩ sâu xa thì thấy có nhiều bài học có thể rút ra sau câu chuyện này.

Thực sự chúng ta mỗi ngày đều làm những công việc giống nhau, đều có những mục tiêu, mục đích cơ bản giống nhau; nhưng sự khác biệt có lẽ ở quality standard. Người Việt Nam chúng ta có thể không lười nhác, nhưng chúng ta quá dễ dãi với những chuẩn mực về chất lượng, từ những thứ nhỏ trong đời sống rồi dẫn tới công việc. Từ thói quen nhỏ hàng ngày rồi định hình phong cách, lối sống, cách ứng xử hay cách giải quyết vấn đề. Từ đó sinh ra năng suất lao động thấp, vì chỉ cần làm cho xong việc, mà không cần quan tâm tới chất lượng công việc mình làm ra. Vì chất lượng chỉ cần tới đó, ông bên cạnh hưởng lương như tôi thì làm tới đó thì tôi cũng chỉ nên làm tới đó thôi. Hay lương công ty trả thấp, nên tôi cũng không cần phải làm nhiều hơn hay tốt hơn. 

Mình nghĩ để cải thiện năng suất làm việc thì việc cần làm nó phải xuất phát từ việc nâng cao chuẩn mực về chất lượng, về giá trị từ nhận thức, ý thức của mỗi con người và nâng tầm lên cả một dân tộc.

Mấy cái đó thấy nói nhiều nhưng có lẽ chẳng phải căn nguyên. Mà căn nguyên là do quản lý kém và tiền lương kém. Người lao động thì ai chả muốn việc nhàn cuối tháng lãnh lương. Nếu ko có quản lý ép làm việc thì chẳng mấy ai tự giác. Và việc thúc ép có tác dụng khi và chỉ khi đồng lương xứng đáng với công sức bỏ ra.

Làm được thì lương phải cao để tránh nhảy việc.

Bạn cứ thử đến bất cứ cơ quan tổ chức nào đi. Nếu người lao động ăn lương cố định và sếp đi vắng, quản lý ko có mặt đảm bảo trì trệ hết sức.

Cùng 1 con trâu, nếu có cái roi thì 1 ngày cày hết mấy sào ruộng mà ko có cái roi thì thử đc 100m2 ko? 

Ngựa thường mà ra roi thì ngày chạy cả mấy trăm dặm chứ Thiên mã ngày đi ngàn dặm mà ko có cái roi quất ngựa thì phỏng đi được bao nhiêu.