Về một bố gia trưởng?
Bố tôi là một người miền Bắc khi tôi còn nhỏ tôi nghĩ tôi sẽ có một gia đình hạnh phúc khi có đủ ba lẫn mẹ nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau khi tôi lên lớp 9 lúc đó tôi mới hiểu rõ được bản chất bố tôi là một người vô cùng gia trưởng bố tôi luôn cho rằng những gì bố tôi làm luôn là đúng khi tôi phủ định những điều đó bố tôi lại nói mày chưa hiểu gì đâu và bố tôi còn cho rằng sự nghiệp từ nhỏ đến lớn tiền bạc đều từ tay bố mà ra nhưng chính tôi nhìn nhận ra được vấn đề rằng mẹ và bố từ xưa đã cùng nhau tạo dựng lên sự nghiệp để có ngày hôm nay nhưng bố tôi lại chỉ nghĩ cho bản thân của mình và chỉ biết trách móc mẹ và mẹ chỉ biết chịu đựng để có thể cố gắng giữ cho một gia đình hạnh phúc nhất cho tôi và em tôi sau khi tôi lên lớp 11 ba mẹ tôi ly dị tôi và em tôi đã chuyển sang ở cùng với mẹ nhưng bố tôi không hề để yên bố tôi luôn gieo rắc những ý nghĩ tiêu cực rằng những thứ gì bố làm ra mẹ không có góp công nào trong đó cả mẹ nuôi con cũng nhờ vào tiền của bố hết không có thứ gì mà mẹ làm ra cả tôi luôn cố gắng phủ định những điều đó nhưng bố tôi không bao giờ nghe những điều đó cả những khi tôi gọi điện cho bố tôi cần bố đóng tiền học phí cho tôi thì bố lại cứ nói rằng "lúc nào cần tiền bạc thì mới tìm tới bố mày"khi nghe những câu này tôi vô cùng tổn thương và chị biết nói xấu mẹ tôi từ đó tôi còn rất ít cảm tình với bố mà tôi mỗi khi tôi nói chuyện với bố tôi luôn phải cố gắng giữ bình tĩnh vì những lời bố nói ra chỉ đều là trách móc mẹ hoặc không quan tâm từ xưa tới giờ mẹ đã làm gì và cố gắng đến bao nhiêu tôi luôn cố gắng muốn nói cho bố biết nhưng bố cứ nói rằng chính mẹ là người đầu độc tâm trí tôi nhưng tôi lại nghĩ khác hẳn mỗi người đều có chính kiến riêng của mình và cho tới bây giờ quan hệ của tôi và bố tôi vẫn như vậy.
Nên qua câu chuyện này tôi muốn một số điều và xin lời khuyên từ mọi người với người bố này.
chuyện gia đình
,tâm lý học
Tôi hiểu là bạn đang rất ghét và coi thường bố mình. Bạn đang muốn bố phải thay đổi. Tôi không có cách nào để giúp bạn thay đổi ông ấy được. Tôi chỉ muốn nói với bạn là:
• Khi bạn xin được tiền và cầm tiền trên tay rồi thì chuyện bố hay mẹ làm ra không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng là bạn biết đến công sức của mẹ nằm trong đó, và mẹ bạn biết bạn nghĩ đến công sức của mẹ. Điều này bạn đã làm được rồi.
• Khi bạn hiểu mẹ mình là người như thế nào, hiểu được những hy sinh của mẹ, thì chuyện bố nói xấu hay nói tốt về mẹ không còn quan trọng nữa. Vì bạn đã biết được sự thật. Điều này bạn cũng đã làm được rồi.
• Khi đọc đến dòng cuối cùng, tôi biết bạn cảm thấy mình bất hạnh khi có một người bố như vậy. Nhưng chính bạn cũng biết sinh ra mà không mồ côi, có cả bố và mẹ là hạnh phúc rồi. Điều này chính bạn viết ngay từ dòng đầu tiên.
Bạn thấy đấy, những gì là quan trọng nhất thì bạn đã hiểu được. Khi bạn đã biết được sự thật thì không một lời công kích hay khen ngợi nào có thể thay đổi sự thật ấy.
Sống với một người nói những lời chân thật thì quá dễ dàng. Sống với một người nói những lời không chân thật thì mới khó. Bạn nên tìm kiếm sức mạnh nơi bản thân thay vì tìm kiếm sự chiều chuộng của cuộc đời.
Cuối cùng, dù bố bạn là một người bảo thủ, gia trưởng, xấu tính, giả dối... thì tôi vẫn muốn bạn ngẫm xem ông ấy nói "Khi cần tiền mới tìm đến bố mày", có phải là một câu nói hoàn toàn không có căn cứ không?
Không Không
Tôi hiểu là bạn đang rất ghét và coi thường bố mình. Bạn đang muốn bố phải thay đổi. Tôi không có cách nào để giúp bạn thay đổi ông ấy được. Tôi chỉ muốn nói với bạn là:
• Khi bạn xin được tiền và cầm tiền trên tay rồi thì chuyện bố hay mẹ làm ra không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng là bạn biết đến công sức của mẹ nằm trong đó, và mẹ bạn biết bạn nghĩ đến công sức của mẹ. Điều này bạn đã làm được rồi.
• Khi bạn hiểu mẹ mình là người như thế nào, hiểu được những hy sinh của mẹ, thì chuyện bố nói xấu hay nói tốt về mẹ không còn quan trọng nữa. Vì bạn đã biết được sự thật. Điều này bạn cũng đã làm được rồi.
• Khi đọc đến dòng cuối cùng, tôi biết bạn cảm thấy mình bất hạnh khi có một người bố như vậy. Nhưng chính bạn cũng biết sinh ra mà không mồ côi, có cả bố và mẹ là hạnh phúc rồi. Điều này chính bạn viết ngay từ dòng đầu tiên.
Bạn thấy đấy, những gì là quan trọng nhất thì bạn đã hiểu được. Khi bạn đã biết được sự thật thì không một lời công kích hay khen ngợi nào có thể thay đổi sự thật ấy.
Sống với một người nói những lời chân thật thì quá dễ dàng. Sống với một người nói những lời không chân thật thì mới khó. Bạn nên tìm kiếm sức mạnh nơi bản thân thay vì tìm kiếm sự chiều chuộng của cuộc đời.
Cuối cùng, dù bố bạn là một người bảo thủ, gia trưởng, xấu tính, giả dối... thì tôi vẫn muốn bạn ngẫm xem ông ấy nói "Khi cần tiền mới tìm đến bố mày", có phải là một câu nói hoàn toàn không có căn cứ không?
Đậu Đậu
Kể cả bạn có khuyên bảo bố, bảo rằng gia đình này đã vì bố chịu đựng những gì thì bố bạn cũng khó mà thay đổi được. Bởi lẽ trong đầu bố bạn là muôn vàn lý do để ghét mẹ bạn, như kiểu mình ghét một người thì người ta làm gì mình cũng khó chịu ý. Có thể với từng ấy năm gắn bó với nhau thì nó không gay gắt đến thế nhưng suy cho cùng sự thật vẫn là vậy bởi bố bạn đã chọn chấm dứt cuộc hôn nhân này rồi. Ông ấy chỉ có thể thay đổi khi tự nhận ra những gì mình làm là sai, là tổn thương tới người khác, chứ luôn cho mình là đúng thì không chịu nghe ai đâu.
Mình nghĩ bây giờ bạn cứ coi đó là "lời nói gió bay" đi vì chính bạn hiểu những điều đó là bịa đặt, là sai sự thật. Hãy luôn yêu thương, hiếu thảo với mẹ của bạn, điều đó chắn chắn là hạnh phúc to lớn với bà ấy. Hãy cố gắng rèn luyện bản thân thật tốt để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống, không phải phụ thuộc vào ai và cũng giúp mẹ bạn có cuộc sống an nhàn hơn. Suy cho cùng, bố bạn vẫn chu cấp cho cuộc sống của bạn nên bạn cũng nên sự tôn trọng nhất định với ông ấy, ông ấy không hoàn toàn là xấu. Và có thể mỗi khi bố nói chuyện với bạn, bạn thử đề xuất rằng bố và con hãy nói chuyện với nhau mà không nhắc đến mẹ được không, tại sao mẹ luôn là chủ đề trong cuộc nói chuyện của bố với con.
Kiều Linh
Mình nghĩ bạn nên đứng ở lập trường cả 2 phía để có cái nhìn khách quan nhất.
Ở phía mẹ, mẹ đã luôn rất cố gắng nhưng bố vẫn không công nhận. Và thực ra tình cảm của bố mẹ đã phai nhạt nên mới li hôn. Mình tin bạn quan tâm và hiểu mẹ nhất nên mới một mực bênh mẹ như vậy. Tuy vậy, ít nhất bố mẹ cũng từng có "một gia đình hạnh phúc" như bạn đã tưởng tượng, thử nghĩ lại xem có biến cố gì khiến bạn thực sự bừng tỉnh gia đình mình đang có vấn đề hay không và trách nhiệm do ai.
Ở phía bố, bố gia trưởng, không thương mẹ. Nhưng khi bạn gọi điện, ông vẫn giúp, cái này là đúng trách nhiệm. Ông nói thêm "Lúc nào cần tiền bạc thì tìm bố mày", cái này là thương bạn chứ không phải không công nhận năng lực của mẹ bạn. Và lẽ dĩ nhiên, hiện tại bạn vẫn cần bố bạn chu cấp một số khoản.
Nói thẳng, bạn thương mẹ nhưng chưa nghĩ cho bố. Mình thấy ai cũng có nỗi khổ riêng, và bạn may mắn hơn rất nhiều người là được cả bố và mẹ quan tâm, chỉ là hai người ấy không dành cho nhau nữa rồi. Càng lớn bạn sẽ càng hiểu được nỗi khổ của bố mẹ. Hy vọng bạn sẽ tâm sự với bố và mẹ của mình để có cái nhìn toàn diện hơn. Trong câu chuyện này ai cũng vừa đáng thương vừa đáng trách cả mà...