Về chữ “chào”

  1. Ngoại ngữ

Có một số người cho rằng chữ chào trong tiếng Việt có liên quan đến chữ chao/ciao/tchau/… trong một số ngôn ngữ châu Âu. Điều này khả năng cao là không đúng, và một cú tra Google thôi cũng giải thích được rồi. Tuy nhiên, mình sẽ phân tích một chút về gốc từ của chữ này (nhất là của bên các tiếng châu Âu), bởi mình nghĩ đây là một trường hợp thú vị.

Ta có giả thuyết chữ chào trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ (triều). Chữ này còn có nhiều âm tiếng Việt khác như triêu hay trào. Chữ chào trong xin chào liên quan đến chầu, trong nghĩa tham gia một sự kiện, hay gặp, đối mặt, diện kiến người khác, nhất là người cấp cao hơn như hoàng đế, vua, hay quan. Có một chi tiết không liên quan nhưng mình thấy thú vị: chữ Nôm của chào là , có chữ khẩu đằng trước. Câu chào hỏi là câu từ miệng ra Ngoài ra, còn có một giả thuyết khác rằng nó bắt nguồn từ chữ (tảo) từ 早上 (tảo thượng), nghĩa là buổi sáng sớm. Trong tiếng Trung, ta có thể chào buổi sáng bằng cách nói 早安, 早上好, hay . Mình không nghiên cứu tiếng Trung nên không biết những cách chào này được dùng từ khi nào, và có liên quan gì đến chữ chào hay không. Nên mình chỉ nêu ra khả năng để tham khảo, và tạm thời mình mặc định rằng giả thuyết chữ mới là đúng. Nếu mọi người có ý kiến về nó, xin để lại bình luận để mọi người cùng tham khảo. [XIN XEM PHẦN CẬP NHẬT BÊN DƯỚI BÀI]

Trong bài viết này, mình sẽ gọi chung các chữ chao/ciao/tchau/… bằng chữ ciao của tiếng Ý thôi cho tiện (phân biệt với chào của tiếng Việt).

Để hiểu được từ nguyên chữ ciao, phải hiểu được chút văn hóa và lịch sử của châu Âu. Trong tiếng Latinh Trung Cổ có câu chào của người dân chào chúa/chủ (ví dụ chúa đất, hay chúa nhà): “Servus humillimus [sum], [O] Domine spectabilis”, nôm na là: “Tôi là đầy tớ hèn mọn, hỡi chúa cao quý”. Chữ ciao không bắt nguồn từ servus, nhưng từ s’ciàvo trong tiếng Venetia, từ sclavus trong tiếng Latinh, có nghĩa là nô lệ. Sclavus bắt nguồn từ chữ Σκλάβος chỉ người Slavơ trong tiếng Hy Lạp Byzantine. Thời Trung Cổ có nhiều người Slavơ (chủng tộc) bị bắt làm nô lệ. Dần chữ sclavus trong tiếng Latinh cũng được dùng như chữ servus khi chào, vì thế lời chào này dùng chữ sclavus. Nhưng có thể bạn tự hỏi, chữ ciao phát âm khác hẳn sclavus sao có thể liên quan. Trong tiếng Ý, sclavusschiavo. Âm C và L trong tiếng Latinh đi cạnh nhau thường thành -CCHI- trong tiếng Ý (ví dụ: clamarechiamare; clavischiave; oclus [oculus] – occhio). Từ schiavo [skjavo] dần dần thành s’ciavo [st͡ʃavo], vì quá trình thay đổi cách phát âm theo thời gian (điểm tiếp xúc giữa lưỡi và họng khi phát âm dần được đẩy cao lên đầu lưỡi và vòm miệng). Trong khi đó, v có thể đã được phát âm như w nên mất dần vào một lúc nào đó. Chữ s đầu cũng mất nốt! Cuối cùng, ta có “s’ciàvo [vostro]” trong tiếng Venetia như câu chào hỏi, nghĩa là “tôi là đầy tớ [của ngài]”. Trong khi đó, nhiều ngôn ngữ vẫn còn dùng chữ có liên quan đến servus thay vì sclavus để chào hỏi (ví dụ trong một số tiếng khác nhau: Serwus, serbus, servus, szervusz).

Tóm lại, hai nhóm chữ chào này từ nguyên không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, chúng đều có vẻ như rất trịnh trọng trong nghĩa gốc. Hiện nay, dĩ nhiên chữ ciao và các chữ cùng gốc không còn mang nghĩa hạ mình như ngày xưa. Thậm chí, nó còn được sử dụng trong những tình huống giao tiếp khá xuề xòa.


CẬP NHẬT ngày 18 tháng 9 năm 2021: Một người lạ trên Facebook (tên Facebook là Doan Anh) đã bình luận và chia sẻ cho mình trong nhóm Nguồn gốc từ vựng tiếng Việt với nguyên văn như sau: “Theo tôi Chào là một sáng tạo của người Việt từ chữ ‘Tràu, Trầu’. Người Nam Á, có tục ăn trầu, thường dùng Trầu để chào-hỏi nhau: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.” Mình thấy đây là một lý giải rất hợp lý nên xin được phép cập nhật thêm ở đây.


Nguồn tham khảo thêm:

Boerio, Giuseppe, 1754-1832. Dizionario Del Dialetto Veneziano. 2. ed. aumentata e corretta, Venezia: Premiata tipografia di G. Cecchini, 1856.

“Ciao in Vocabolario.” Treccani, n.d.

https://www.treccani.it/vocabolario/ciao/
.

Luna, di Riccardo. “La Treccani Ai Tempi Di Wikipedia Conquista Il Web.” la Repubblica. la Repubblica, Maggio 6, 2015.

https://www.repubblica.it/next/2015/05/06/news/treccani_wikipedia-113664195/?refresh_ce
.

Nguyễn, Khang V. 2007. Từ ngoại lai trong tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.

Phan, Dũng A. “Tìm Hiểu Lớp Từ Cổ Việt-Hán.” Trang Việt Hán Nôm, ngày 1 tháng 8 năm 2013.

http://fanzung.com/?p=1412
.

Ranieri, Luke A. “Where Does‘Ciao!” Come from (Etymology of the Italian Word ‘Ciao’).” PolyMathy,LukeRanieri, 4 Oct. 2020,

http://www.youtube.com/watch?v=ZAsNO9eXLgM&t=94s
.

https://cdn.noron.vn/2020/10/12/8704125238024323-1602483508_1024.jpg
Từ khóa: 

chào

,

xin chào

,

ciao

,

chao

,

gốc từ

,

ngoại ngữ

Nguồn tham khảo thêm:

Boerio, Giuseppe, 1754-1832. Dizionario Del Dialetto Veneziano. 2. ed. aumentata e corretta, Venezia: Premiata tipografia di G. Cecchini, 1856.

“Ciao in Vocabolario.” Treccani, n.d.

https://www.treccani.it/vocabolario/ciao/
.

Luna, di Riccardo. “La Treccani Ai Tempi Di Wikipedia Conquista Il Web.” la Repubblica. la Repubblica, Maggio 6, 2015.

https://www.repubblica.it/next/2015/05/06/news/treccani_wikipedia-113664195/?refresh_ce
.

Phan, Dũng A. “Tìm Hiểu Lớp Từ Cổ Việt-Hán.” Trang Việt Hán Nôm, ngày 1 tháng 8 năm 2013.

http://fanzung.com/?p=1412
.

Ranieri, Luke A. “Where Does ‘Ciao!” Come from (Etymology of the Italian Word ‘Ciao’).” PolyMathy, LukeRanieri, 4 Oct. 2020,

http://www.youtube.com/watch?v=ZAsNO9eXLgM&t=94s
.

Trả lời

Nguồn tham khảo thêm:

Boerio, Giuseppe, 1754-1832. Dizionario Del Dialetto Veneziano. 2. ed. aumentata e corretta, Venezia: Premiata tipografia di G. Cecchini, 1856.

“Ciao in Vocabolario.” Treccani, n.d.

https://www.treccani.it/vocabolario/ciao/
.

Luna, di Riccardo. “La Treccani Ai Tempi Di Wikipedia Conquista Il Web.” la Repubblica. la Repubblica, Maggio 6, 2015.

https://www.repubblica.it/next/2015/05/06/news/treccani_wikipedia-113664195/?refresh_ce
.

Phan, Dũng A. “Tìm Hiểu Lớp Từ Cổ Việt-Hán.” Trang Việt Hán Nôm, ngày 1 tháng 8 năm 2013.

http://fanzung.com/?p=1412
.

Ranieri, Luke A. “Where Does ‘Ciao!” Come from (Etymology of the Italian Word ‘Ciao’).” PolyMathy, LukeRanieri, 4 Oct. 2020,

http://www.youtube.com/watch?v=ZAsNO9eXLgM&t=94s
.

Đường dẫn đến bài viết gốc của mình bên Wordpress