Về cái gọi là tình yêu trong tác phẩm 'Người đọc'
Thật ra là một chút suy tư của mình về tình yêu sau khi đọc xong cuốn Người Đọc – The Reader của Bernhard Schlink
Đôi khi, mình nhận ra tình yêu là một cái gì đó thật trừu tượng và khó định nghĩa. Thậm chí mình không chắc đó thực sự có phải là tình yêu hay không. Nhiều người tự cho rằng mình yêu, và sống chết bảo vệ cái ý nghĩ cho rằng mình đang yêu, nhưng lại không biết và cũng không giải thích được là họ yêu vì cái gì, và vì sao mà họ lại yêu như thế. Mặc dù vẫn biết rằng yêu thật sự thì rất khó diễn tả thành lời, cũng như không thể dùng lý trí để mà phân tích, để mà kể về nó được, nhưng thỉnh thoảng cũng rất hoang mang, rằng cái gọi là tình yêu ấy là từ đâu đến và từ đâu mà có?
Đôi khi, mình nhận ra tình yêu là một cái gì đó thật trừu tượng và khó định nghĩa. Thậm chí mình không chắc đó thực sự có phải là tình yêu hay không. Nhiều người tự cho rằng mình yêu, và sống chết bảo vệ cái ý nghĩ cho rằng mình đang yêu, nhưng lại không biết và cũng không giải thích được là họ yêu vì cái gì, và vì sao mà họ lại yêu như thế. Mặc dù vẫn biết rằng yêu thật sự thì rất khó diễn tả thành lời, cũng như không thể dùng lý trí để mà phân tích, để mà kể về nó được, nhưng thỉnh thoảng cũng rất hoang mang, rằng cái gọi là tình yêu ấy là từ đâu đến và từ đâu mà có?
Có lẽ, đó chỉ là cảm giác. Cảm giác là yêu thế thôi. Chưa kể, trong một hoàn cảnh khác, một diễn biến khác, đó còn là một cảm giác xấu hổ. Đúng, là xấu hổ khi trước đó đã kiên định với cái gọi là tình yêu, nhưng sau đó lại cho rằng mình không yêu. Thà chết ngộp trong cái “định nghĩa hỏng” về tình yêu còn hơn là thừa nhận mình không hề yêu, một chút xíu cũng không. Để rồi mọi hành động nhân danh tình yêu kéo theo đó chỉ là miễn cưỡng.
Đọc Người Đọc, mình nhận thấy rằng đó là thứ tình yêu nảy sinh từ một “cuộc chạm mặt giữa hành lang và bếp”, giữa một thằng nhóc 15 tuổi và một bà cô 36 tuổi khi nhìn thấy bà cô ấy… thay quần áo. Một tình yêu đơn thuần chỉ bị đánh thức bởi một cảm xúc sâu xa khi nhìn thấy sự hấp dẫn đến từ một người đã hoàn toàn “quên thế giới xung quanh để lui vào thế giới của nội tâm”. Đó là một xúc cảm hoàn toàn mới mẻ, chưa từng xảy ra trước đó, nên đó hẳn được gọi là tình yêu. Để rồi sau đó nhân danh tình yêu, thằng nhóc 15 tuổi đã sẵn sàng bỏ ra 40 đến 50 tiếng đồng hồ để đọc Chiến tranh và Hoà bình cho người mình yêu nghe, để cùng nhau bước vào một chuyến viễn du, với tất cả giải trình của Tolstoy về lịch sử, vĩ nhân, nước Nga, tình yêu và hôn nhân,… chỉ bởi vì người nó yêu bị mù chữ (tất nhiên là nó đọc nhưng không hề biết người yêu nó bị mù chữ mà sau này nhớ lại, liên kết các “dữ kiện” lại mới biết). Nhưng thực tế thì sao? Chỉ là bởi thằng nhóc ấy còn biết việc gì khác để làm nữa đâu, ngoài việc vô cùng thích được… làm tình với bà cô 36 tuổi ấy? Trốn học, đọc và làm tình, đơn giản đấy là tình yêu, một tình yêu sẵn sàng để mình hạ nhục người khác và để mình bị người khác hạ nhục, một tình yêu vô cùng đau đớn khi bị rời bỏ và luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi.
Đọc Người Đọc, mình nhận thấy rằng đó là thứ tình yêu nảy sinh từ một “cuộc chạm mặt giữa hành lang và bếp”, giữa một thằng nhóc 15 tuổi và một bà cô 36 tuổi khi nhìn thấy bà cô ấy… thay quần áo. Một tình yêu đơn thuần chỉ bị đánh thức bởi một cảm xúc sâu xa khi nhìn thấy sự hấp dẫn đến từ một người đã hoàn toàn “quên thế giới xung quanh để lui vào thế giới của nội tâm”. Đó là một xúc cảm hoàn toàn mới mẻ, chưa từng xảy ra trước đó, nên đó hẳn được gọi là tình yêu. Để rồi sau đó nhân danh tình yêu, thằng nhóc 15 tuổi đã sẵn sàng bỏ ra 40 đến 50 tiếng đồng hồ để đọc Chiến tranh và Hoà bình cho người mình yêu nghe, để cùng nhau bước vào một chuyến viễn du, với tất cả giải trình của Tolstoy về lịch sử, vĩ nhân, nước Nga, tình yêu và hôn nhân,… chỉ bởi vì người nó yêu bị mù chữ (tất nhiên là nó đọc nhưng không hề biết người yêu nó bị mù chữ mà sau này nhớ lại, liên kết các “dữ kiện” lại mới biết). Nhưng thực tế thì sao? Chỉ là bởi thằng nhóc ấy còn biết việc gì khác để làm nữa đâu, ngoài việc vô cùng thích được… làm tình với bà cô 36 tuổi ấy? Trốn học, đọc và làm tình, đơn giản đấy là tình yêu, một tình yêu sẵn sàng để mình hạ nhục người khác và để mình bị người khác hạ nhục, một tình yêu vô cùng đau đớn khi bị rời bỏ và luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi.
Cũng bởi chính vì thứ tình yêu (mà mình nghĩ là) ngộ nhận ấy của thằng nhóc 15 tuổi, nên sau đó mới nảy sinh cái gọi là hành động chối bỏ – một hình thức khác của sự phản bội. Vì chối bỏ nên khi biết điều tốt cho người ấy mà người ấy không hề biết, thằng nhóc 15 tuổi ấy (giờ đã trưởng thành) đã không tìm cách khiến người ấy mở mắt ra, không nói chuyện với người ấy, không nói thẳng với người ấy mà chỉ đi nói sau lưng người ấy với người khác!
Tình yêu là gì? Là chối bỏ nhưng vẫn âm thầm làm những hành động nhân danh tình yêu? Là không thừa nhận mình yêu nhưng vẫn làm những điều tốt cho người yêu? Vẫn đọc sách cho người ấy nghe ngay khi người ấy đã ngồi trong tù (bằng cách đọc thu âm vào băng casette rồi gửi vào nhà giam)? Mình thấy thật nực cười. Chẳng qua chỉ là quá xấu hổ để thừa nhận mình từng yêu một người “không xứng đáng để mình yêu”, nên mới dằn vặt thế thôi (một sự xấu hổ cũng tương đương như nỗi xấu hổ mù chữ của Hanna Schmitz, thà chấp nhận ngồi tù còn hơn thừa nhận mình mù chữ). Tại sao không vào nhà giam mà thăm người ấy lấy một lần? Tại sao chỉ thắc mắc người ấy không chịu học chữ để xóa mù chữ mà không vào thăm để biết rằng người ấy đã cố gắng như thế nào để biết đọc biết viết? Tại sao khi người ấy chết đi rồi cũng chỉ đến thăm mộ người ấy một lần và duy nhất? Tất cả chỉ là một thứ tình yêu hời hợt, hoặc giả không phải là tình yêu đích thực. Mà đã hời hợt và không đích thực thì làm sao có thể hiểu nổi hành động của người mình yêu? Đã hời hợt thì làm gì được phép đòi hỏi lời giải thích?
Người đọc - The Reader đã được chuyển thể thành bộ phim rất thành công năm 2008 với sự tham gia diễn xuất của Kate Winslet và Ralph Fiennes.
Cái làm mình ám ảnh khi đọc xong
Người Đọc, chính là “ánh mắt kiêu hùng, thương tổn, lạc lõng và mệt mỏi vô biên, ánh mắt không muốn thấy ai, không muốn thấy gì” của Hanna Schmitz. Một ánh mắt thay cho lời từ biệt mãi mãi.
Đôi khi không biết nên lên án hay nên thấu hiểu, bởi lẽ là con người thì không ai đảm bảo chắc chắn những hành động của mình là đúng với suy nghĩ của mình. Hơn nữa, tình yêu lại là một phạm trù rất khó giải thích, cảm xúc là thứ rất khó lý giải, hành động là thứ rất khó kiểm soát, bởi thế cho nên:
Đôi khi không biết nên lên án hay nên thấu hiểu, bởi lẽ là con người thì không ai đảm bảo chắc chắn những hành động của mình là đúng với suy nghĩ của mình. Hơn nữa, tình yêu lại là một phạm trù rất khó giải thích, cảm xúc là thứ rất khó lý giải, hành động là thứ rất khó kiểm soát, bởi thế cho nên:
“Nếu là anh, anh sẽ làm như thế nào? Có khác thằng nhóc 15 tuổi Michael Berg ấy không?”
“Nếu là cô, cô sẽ làm như thế nào? Có khác bà cô 36 tuổi Hanna Schmitz ấy không?”
“Nếu là cô, cô sẽ làm như thế nào? Có khác bà cô 36 tuổi Hanna Schmitz ấy không?”
người đọc
,the reader
,review sách
,bernhard schlink
,sách
Có khi nào bởi vì vẫn Yêu nên người ta sợ hãi & ko dám đối mặt với hiện thực, đối mặt với nhau; ko dám thừa nhận hiện thực ko nhỉ?
Bởi vì mình đôi khi cũng rất mơ hồ về Tình yêu, mình chưa đọc cuốn sách này, chưa xem bộ phim này, nhưng qua những gì bạn việt; đâu đó mình tự hỏi có thể ko phải vì xấu hổ vì từng yêu một người ko xứng đáng - có thể đó là ở góc nhìn "xấu hổ, sợ hãi, tránh né vì cảm giác mình ko xứng đáng với tình yêu đó, xứng đáng với với người mình yêu không ?
Nội dung liên quan
Helen Hoang
Có khi nào bởi vì vẫn Yêu nên người ta sợ hãi & ko dám đối mặt với hiện thực, đối mặt với nhau; ko dám thừa nhận hiện thực ko nhỉ?
Bởi vì mình đôi khi cũng rất mơ hồ về Tình yêu, mình chưa đọc cuốn sách này, chưa xem bộ phim này, nhưng qua những gì bạn việt; đâu đó mình tự hỏi có thể ko phải vì xấu hổ vì từng yêu một người ko xứng đáng - có thể đó là ở góc nhìn "xấu hổ, sợ hãi, tránh né vì cảm giác mình ko xứng đáng với tình yêu đó, xứng đáng với với người mình yêu không ?
Huỳnh Nguyễn Tố Anh