VAR có đang "giết chết" cảm xúc xem bóng đá của bạn không?
Lượt về vòng knock-out round of 16 Champion League rạng sáng nay, chứng kiến 2 quả Penalty xuất phát từ những tình huống sau khi trọng tài chính sử dụng công cụ hỗ trợ trọng tài VAR.
Quả thứ nhất cho Man United vào phút bù giờ (90+) giúp MU vượt qua PSG với tỷ số 1-3. Quả thứ hai cho Porto vào phút 117 (hiệp phụ) giúp Porto vượt qua Roma cũng với tỷ số 3-1.
Nhiều người cho rằng VAR đã "giết chết" cảm xúc khi xem bóng đá. Không biết mọi người có quan điểm và suy nghĩ gì về vấn đề này?
bóng đá
,var
,công nghệ var
,manchester united
,thể thao
Quan điểm của t là nó (có thể) "giết chết" một số thứ (về ngắn hạn), nhưng đồng thời cũng sinh ra vài thứ khác (về dài hạn).
Nói về "cảm xúc" thì chủ quan lắm, nên t thêm một chút "lý trí", thì quan điểm thế này:
- VAR là một "công cụ", nhấn mạnh chỉ là "công cụ" để thiết lập tính minh bạch, công bằng cho trận đấu. Nó có hiệu quả hay không? CÓ, minh chứng là ngày một nhiều giải đấu hàng đầu thế giới dùng công nghệ này (ngay cả V-League (VL) cũng đang nghiên cứu đã đưa VAR vào thử nghiệm).
- VAR hạn chế tính chủ quan và sai lầm trong các quyết định của trọng tài, thứ mà trước kia khi chưa công cụ hỗ trợ, các trọng tài rất thường xuyên mắc sai lầm trong các quyết định của mình, lý do là trình độ của các trọng tài không đồng đều, từ đó dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các nền bóng đá - mà lý do có phần xuất phát từ sự chênh lệch trình độ của các trọng tài.
- VAR làm cho các sự "chênh lệch" trên nhỏ lại, vô hình chung sẽ làm động lực cho các nền bóng đá nhỏ có cơ hội thu hẹp sự "chênh lệch" và tiến gần đến "chuẩn mực" chung của bóng đá. Nói thế này cho dễ hiểu, do kỹ thuật và trình độ chuyên môn hạn chế, nên trọng tài Việt Nam rất hay bắt tào lao, việc này dẫn đến các CLB ở giải VL có các bài huấn luyện chuyên môn "riêng biệt" để "thích nghi" và "lách luật". Điển hình có thể kể ra như lò đào tạo của Sông Lam Nghệ An chẳng hạn, lò này chuyên sản sinh ra các hậu vệ có lối chơi bóng rất rát, điểm chung là kỹ thuật vào bóng rất thô bạo, thừa "nhiệt" và có phần "phi thể thao". Những cái tên như Quế Ngọc Hải, Hoàng Thịnh, hay Huy Hoàng xuất thân từ lò SLNA có cách vào bóng rất giống nhau (rất phi thể thao). Việc này dẫn đến khi các cầu thủ này thi đấu ở sân chơi lớn, họ phải thích nghi với lối chơi mới để đạt được cái "tiêu chuẩn" của giải đấu đó (rất may trường hợp của QNH ra sân chơi lớn có thể kiềm chế được và thích nghi, nhưng các trường hợp khác thì không).
Nhìn chung, với t, VAR về dài hạn sẽ giúp "chuẩn hóa" lại các "tiêu chuẩn" của bóng đá, đây là điều rất quan trọng và điều kiện tiên quyết cho bất cứ nền bóng đá nhỏ nào muốn "vươn ra biển lớn". Về ngắn hạn đương nhiên nó sẽ thay đổi cụ bộ (có thể một chút hoặc khá nhiều, tùy vào từng user case xem bóng đá) thói quen xem bóng đá của chúng ta. Nhìn chung thay đổi này về lâu dài sẽ thay đổi bóng đá khá nhiều đấy, nhất là trong khâu đào tạo cầu thủ, các kĩ thuật mang tính "tiểu xảo" sẽ không còn phát huy tác dụng nhiều nữa, mà thay vào đó là tính chiến thuật đồng đội sẽ được tập trung và đẩy cao hơn. Quan trọng là nó "chuẩn hóa" được bóng đá và tạo nền tảng tốt cho các khu vực có nền bóng đá kém phát triển "hội nhập".
Nguyễn Mai Hoàng
Quan điểm của t là nó (có thể) "giết chết" một số thứ (về ngắn hạn), nhưng đồng thời cũng sinh ra vài thứ khác (về dài hạn).
Nói về "cảm xúc" thì chủ quan lắm, nên t thêm một chút "lý trí", thì quan điểm thế này:
Nhìn chung, với t, VAR về dài hạn sẽ giúp "chuẩn hóa" lại các "tiêu chuẩn" của bóng đá, đây là điều rất quan trọng và điều kiện tiên quyết cho bất cứ nền bóng đá nhỏ nào muốn "vươn ra biển lớn". Về ngắn hạn đương nhiên nó sẽ thay đổi cụ bộ (có thể một chút hoặc khá nhiều, tùy vào từng user case xem bóng đá) thói quen xem bóng đá của chúng ta. Nhìn chung thay đổi này về lâu dài sẽ thay đổi bóng đá khá nhiều đấy, nhất là trong khâu đào tạo cầu thủ, các kĩ thuật mang tính "tiểu xảo" sẽ không còn phát huy tác dụng nhiều nữa, mà thay vào đó là tính chiến thuật đồng đội sẽ được tập trung và đẩy cao hơn. Quan trọng là nó "chuẩn hóa" được bóng đá và tạo nền tảng tốt cho các khu vực có nền bóng đá kém phát triển "hội nhập".
Hường Hoàng
Mình nhớ đợt Việt nam đá với Nhật Bản, vài phút trc mình thấy VAR tuyệt vời vì nhờ nó Bàn thắng của Nhật bản k đc công nhận. Vài phút sau mình thấy nó thật dở hơi, vì nhờ VAR nhật bản có quả pelnalty :))
Nói chung mình nghĩ vẫn có cảm xúc đó, nhưng ở 1 chiều khác thôi
Nguyễn Quang Vinh
Mình thấy VAR là hợp lý. Và nên được áp dụng rộng khắp càng tốt. Đúng là đôi lúc đội ta cổ vũ thua vì VAR thì cũng ức chế thật, như VN thua vừa rồi vậy. Nhưng đó là sự công bằng. Và việc các trận trên TV luôn có các pha quay chậm, nhưng trọng tài thì ko. Việc thấy sai nhưng trọng tài ko biết là một sự ức chế. Có VAR thì đúng là giết chết cảm xúc nhưng là những cảm xúc tiêu cực. Vả chẳng có VAR thì dù có ức chế nhưng ng xem cũng sẽ dễ dàng chấp nhận vì trọng tài đã làm đúng, còn hơn là những tiếng còi méo sẽ còn dư âm rất rất dài.
Thích Tôm Nướng
Không hề! Bạn hỏi fan MU thì biết =))
David Khang
Cho ai chưa biết VAR là gì?
Công nghệ VAR là thứ Trọng tài thích thì dùng, không thích thì thôi?
noron.vn
Công nghệ VAR đang được sử dụng ở World Cup 2018 là công nghệ gì?
noron.vn
Trang Thục Văn
Không biết anh có thể giải thích cụ thể "giết chết cảm xúc xem bóng đá" là như thế nào không ạ?