Văn nói: "nhà mình" "gia đình ta" từ đâu mà có?
Trong giao tiếp hằng ngày, có thể bạn đã bắt gặp tình huống một người không phải máu mủ ruột thịt, cũng không quá thân quen nói câu xã giao như "Năm mới nhà mình chuẩn bị ăn Tết tới đâu rồi?" hoặc "Gia đình ta đi mấy người ạ?"
Liệu có phải cách nói này là đặt mình vào trong nội bộ của đối tượng để tạo yếu tố gần gũi, thân quen, tăng thiện cảm? Và nếu như vậy, có những cách nói nào có mục đích tương tự không ?
tiếng việt
,văn nói
,giao tiếp
,văn hóa
Chính xác ý của anh đó ạ. Cá nhân em, em thường dùng với những người cách biệt tuổi tác không quá lớn (lớn hơn 10 tuổi đổ lại) và nếu em dùng chữ "mình" để chỉ người ta thì em buộc phải lược bỏ phần xưng hô của em trong câu nói để tránh trùng lặp khiến người đối diện hoang mang. Thay vào đó, em kèm thêm từ "giúp em" khi yêu cầu đối phương. Vd: "Mình giúp em/ giúp Văn (nếu bằng tuổi) gửi mail trước 18h nha, em cảm ơn."
Trang Thục Văn
Chính xác ý của anh đó ạ. Cá nhân em, em thường dùng với những người cách biệt tuổi tác không quá lớn (lớn hơn 10 tuổi đổ lại) và nếu em dùng chữ "mình" để chỉ người ta thì em buộc phải lược bỏ phần xưng hô của em trong câu nói để tránh trùng lặp khiến người đối diện hoang mang. Thay vào đó, em kèm thêm từ "giúp em" khi yêu cầu đối phương. Vd: "Mình giúp em/ giúp Văn (nếu bằng tuổi) gửi mail trước 18h nha, em cảm ơn."