Văn học Việt Nam thời kì chống pháp chủ yếu nói về vấn đề gì?
kiến thức chung
Văn học Cách mạng thời kỳ chống Pháp phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính. Thật ít có người quan tâm đến văn học Cách mạng thời kỳ chống Pháp lại có thể quên được các các phẩm có tính chất kinh điển của văn học thời kỳ này như: tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu; bài thơ Đất nước và tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đèo Cả của Hữu Loan; trường ca Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; các bài thơ Tây tiến, Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng; tập bút ký Phiên chợ Trung du của Ngô Tất Tố; các tác phẩm Nhật ký ở rừng, Mò sâm banh, Đôi mắt của Nam Cao; truyện ký Đất nước yêu dấu và truyện vừa Đêm giải phóng của Nguyên Hồng; các vở kịch Bắc Sơn, Những người ở lại và Ký sự Cao Lạng, Nhật ký chiến tranh của Nguyễn Huy Tưởng... Đấy thực sự là những tác phẩm bất hủ của dòng văn học Cách mạng thời kỳ chống Pháp, mà trong đó lúc gần khi xa, trực tiếp hay gián tiếp bóng hình người lính và khung cảnh chiến tranh. Hình tượng người lính trong văn chương giai đoạn này hiện lên thật thà, chất phác và rất hồn nhiên. Người nông dân và tri thức đi đánh đuổi giặc thù cứu nước trong gian khổ, hy sinh mà mà đầy ắp tiếng cười như một chuyến đi xa dài ngày.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thị Thiện Nga