Văn học Việt Nam liệu có cơ hội trên thị trường Quốc tế?

  1. Nghệ thuật

  2. Văn hóa

  3. Sách

  4. Sáng tác

Từ khóa: 

văn học

,

việt nam

,

quốc tế

,

cơ hội

,

nghệ thuật

,

văn hóa

,

sách

,

sáng tác

Nếu mà nói về văn học Việt Nam nói chung thì nhiều. Truyện Kiều, Lão Hạc, Chí Phèo, Nỗi Buồn Chiến Trang, v.v. Những tác phẩm này nổi tiếng với những độc giả niche ngoại quốc (những người thích thứ độc lạ). Còn nỗi buồn chiến tranh nói về cuộc sống của một người lính Việt Cộng trong thời chiến và khá là được ưu chuộn bởi độc giả ở Hoa Kỳ (sách này bị cấm phát hành ở VN).

Nhưng... Nếu nói về văn học VN hiện nay thì chưa. Thật sự là vậy.

Tại sao ư? Mình có một giả thuyết.

Văn học Việt Nam mạnh ở phần ngôn ngữ, văn từ. Thường sách nào ở Việt Nam mà gọi là "hay" thường nói về phần ngôn ngữ của tác phẩm nhiều. Nhưng... ngôn ngữ khó có thể phiên dịch mà còn nghĩa trọn, đủ màu. Khi dịch xong, thì thường tác phẩm đọc không còn hay, mất vần, có khi nặng hơn là bạc màu, vô cảm, lạnh nhạt luôn, không giống như bản gốc nhiều.

Nhưng có một thứ đi xuyên biên giới, văn hoá, bản sắc, và ngôn ngữ. Đó là cốt truyện, nhân vật, và sự sáng tạo trong ý tưởng. Buồn thay, đây là phần yếu nhất của văn học Việt Nam so với văn học nước ngoài.

Văn học Việt Nam hiện nay ít có đột phá (thật ra mình cảm thấy cái gì ở VN cũng vậy), cốt truyện không có gì nổi bật, nhân vật thì thường cũng chả có gì đặc biệt ngoài phần "thực tế" ra. Sáng tạo cũng ít.

Có cuốn Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư là văn học sách Việt Nam gần nhất mà mình nghe có sự quan tâm ở ngoại quốc, ngoài ra thì thua. Mà hình như phát hành năm 2005, hơn 15 năm rồi còn gì, vậy có được tính là của hiện nay không?

Có cơ hội không? Có chứ, luôn có, đường còn dài ta sẽ luôn có cơ hội viết, làm ra một tác phẩm xứng tầm, cùng đàn với thế giới. Nhưng đầu tiên nên khắc phục những vấn đề trước đã.

Với lại, thị trường trong nước mà còn phải cạnh tranh với văn học nước ngoài, thì thị trường quốc tế chưa thể bàn tới.

Trả lời

Nếu mà nói về văn học Việt Nam nói chung thì nhiều. Truyện Kiều, Lão Hạc, Chí Phèo, Nỗi Buồn Chiến Trang, v.v. Những tác phẩm này nổi tiếng với những độc giả niche ngoại quốc (những người thích thứ độc lạ). Còn nỗi buồn chiến tranh nói về cuộc sống của một người lính Việt Cộng trong thời chiến và khá là được ưu chuộn bởi độc giả ở Hoa Kỳ (sách này bị cấm phát hành ở VN).

Nhưng... Nếu nói về văn học VN hiện nay thì chưa. Thật sự là vậy.

Tại sao ư? Mình có một giả thuyết.

Văn học Việt Nam mạnh ở phần ngôn ngữ, văn từ. Thường sách nào ở Việt Nam mà gọi là "hay" thường nói về phần ngôn ngữ của tác phẩm nhiều. Nhưng... ngôn ngữ khó có thể phiên dịch mà còn nghĩa trọn, đủ màu. Khi dịch xong, thì thường tác phẩm đọc không còn hay, mất vần, có khi nặng hơn là bạc màu, vô cảm, lạnh nhạt luôn, không giống như bản gốc nhiều.

Nhưng có một thứ đi xuyên biên giới, văn hoá, bản sắc, và ngôn ngữ. Đó là cốt truyện, nhân vật, và sự sáng tạo trong ý tưởng. Buồn thay, đây là phần yếu nhất của văn học Việt Nam so với văn học nước ngoài.

Văn học Việt Nam hiện nay ít có đột phá (thật ra mình cảm thấy cái gì ở VN cũng vậy), cốt truyện không có gì nổi bật, nhân vật thì thường cũng chả có gì đặc biệt ngoài phần "thực tế" ra. Sáng tạo cũng ít.

Có cuốn Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư là văn học sách Việt Nam gần nhất mà mình nghe có sự quan tâm ở ngoại quốc, ngoài ra thì thua. Mà hình như phát hành năm 2005, hơn 15 năm rồi còn gì, vậy có được tính là của hiện nay không?

Có cơ hội không? Có chứ, luôn có, đường còn dài ta sẽ luôn có cơ hội viết, làm ra một tác phẩm xứng tầm, cùng đàn với thế giới. Nhưng đầu tiên nên khắc phục những vấn đề trước đã.

Với lại, thị trường trong nước mà còn phải cạnh tranh với văn học nước ngoài, thì thị trường quốc tế chưa thể bàn tới.

TRUYỆN KIỀU đã là câu trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi này!!!

"...Không thể so sánh với văn chương khắp năm châu, ta hẵng so sánh với văn chương hai nước có liền tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên Điền ta biến hóa hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm thương, so với Cung oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây sương, nhưng Tây sương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm có réo rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn chương chân chính. Cứ thực thi truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự “kết cấu”. Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy.

Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quí quốc, như một bài bi kịch của RACINE hay một bài văn tế của BOSSUET vậy. Đó là nói về cái thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển là trọng sự lề lối, sự phép tắc; tinh thần lãng mạn là trong sự khoáng đãng, sự li kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong thú tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc sắc ấy là sự “phổ thông”. Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch RACINE hay là đọc văn BOSSUET. Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, “lẩy” Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn.

Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc trăm triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả.

Văn chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ vang với thiên hạ, tưởng cũng là một cái kỳ công có một trong cõi văn thế giới vậy.

Cái kỳ công ấy lại dũ kỳ nữa là ngẫu nhiên mà dựng ra, đột nhiên mà khởi lên, trước không có người khai đường mở lối, sau không có kẻ nối gót theo chân, đột ngột giữa trời Nam như cái đồng trụ để tiêu biểu tinh hoa của cả một dân tộc. Phàm văn chương các nước, cho được gây nên một nền thi văn kiệt tác, phải bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà văn, trong bao nhiêu năm lao công lục lực, vun trồng bón xới mới thành được. Nay bậc thi bá nước ta, đem cái thiên tài ít có trong trời đất, đúc cái khí thiêng bàng bạc trong non sông, một mình làm nên cái thiên cổ kỳ công đó, dẫu khách thế giới cũng phải bình tình mà cảm phục, huống người nước Nam được trực tiếp hưởng thụ cái ơn huệ ấy lại chẳng nên ghi tạc trong lòng mà thành tâm thờ kính hay sao?..."

- Trích lời ông Phạm Quỳnh 

Cá nhân mình nghĩ luôn có cơ hội. Nhưng chừng nào các môn học thuộc khối xã hội nhân văn còn bị xem nhẹ, chừng nào học sinh còn phải học thuộc văn mẫu để đi thi, chừng nào các tác giả, nhà văn còn loay hoay với gánh nặng cơm áo, thì chừng đó chúng ta chưa thể bàn đến thị trường quốc tế được.

Mong rằng tương lai, văn học nước nhà sẽ tươi sáng, có thêm nhiều tác phẩm giá trị, sâu sắc.

Tại sao không chứ? Văn học Việt Nam mình thấy thậm chí nhiều tác phẩm cực có giá trị và được thế giới biết đến. Nhưng càng về sau này thì mình luôn cảm thấy chưa tìm được tác phẩm thật sự gây ấn tượng trong lòng mình, cũng có thể là do chưa thấy hoặc chưa thấm nhuần được chăng?