Văn học Trung Quốc?

  1. Văn hóa

Mọi người cho em hỏi Nội dung với nghệ thuật thơ thời sơ đường được ko ạ?

Từ khóa: 

văn hóa

Thi phong phù hoa, diễm lệ sơ Đường.

"Nhà Đường thành lập, các nhà thơ vẫn kế thừa phong cách ủy mị, phù phiếm của Trần Tùy".

Thời Sơ Đường, thi phong không phát triển, nguyên nhân phần lớn là do hai mặt sau:

Thứ nhất, thi phong hoa lệ ủy mị từ Lục triều trở đi kéo dài quá lâu, đã trở thành thói quen sâu sắc, phần lớn các nhà thơ thời Sơ Đường đều chưa thoát khỏi nó, "tứ kiệt" tuy thơ đã mang ý thanh tân phóng khoáng nhưng vẫn chưa thoát khỏi sự hoa lệ của Lục triều nên không đủ sức để xoay chuyển phong khí đương thời.

Thứ hai, do thời phong kiến nhà Đường phồn vinh giàu mạnh, giai cấp thống trị chuyên chế mê hưởng lạc, thích phù hoa. Tầng lớp quý tộc đương thời cần văn nhân kẻ sĩ làm thơ ca ngợi công đức, điểm xuyết thanh bình. Nhiều văn sĩ đương thời cũng cảm thấy bất mãn với thi phong không lành mạnh ấy như Ngụy Trưng có viết:" Đua dùng từ hoa lệ, tranh nói thuyết hoang đường, thích nghe chuyện tầm thường, trang sức bằng tiểu xảo vụn vặt, càng đi càng xa, tuy khác đường nhưng cùng về một chỗ."

Khi thi phong phù hoa diễm lệ Sơ Đường tràn lan, thi nhân cung đình cùng thơ diễm tình nhiều đếm không xuể. Một số nhà thơ có tiếng như Ngu Thế Nam, Lí Bách Dược,... Trong đó có Thương Quan Nghi là nổi tiếng nhất, ông là một nhà thơ ngự dụng. Hầu như các tác phẩm của ông toàn "ứng chiếu", "ứng chế" hoặc "phụng họa", về hình thức chuyên môn tìm cái đẹp, điển tích điển cố rất nhiều trong thơ, về nội dung ca ngợi hoàng đế, hoàng tộc,...

Xuân nhật

Hoa khinh điệp loạn tiên nhân hạnh,

Diệp mật oanh đề đế nữ tang.

Phi vân các thượng xuân ưng chí,

Minh nguyệt lâu trung dạ vị ương.

Dịch nghĩa

Bướm bay loạn trên những bông hạnh cánh mỏng, đẹp như tiên,

Chim oanh hót trên những cây dâu rậm lá, xinh như công chúa.

Mây bay, hẳn là trên gác xuân đã tới.

Trăng sáng soi lầu lúc chưa quá nửa đêm.

Loại thơ này gây ảnh hưởng xấu đến thi phong nhưng bấy giờ rất nhiều người học theo mô phỏng, gọi là "thể Thượng Quan". Thương Quan Nghi lại đem thủ pháp đối ngẫu của Lục triều trở đi đặt thành quy tắc, gọi là "lục đối", "bát đối",....

Phương pháp thuần túy hình thức đó là phục vụ cho việc làm thơ cung đình hoa lệ, cân đối. Nhưng cũng có chút tác dụng với việc hình thành thơ Đường.

Sau Thượng Quan Nghi là "văn chương tứ hữu", không những là nhà thơ ngự dụng mà Tô Vị Đạo, Lí Kiêu, Thôi Dung đã từng làm quan lớn, có địa vị xã hội nhất định, do đó có thể dựa vào văn mà nổi danh. Đỗ Thẩm Ngôn bớt màu mè hoa lệ hơn so với ba vị còn lại, ông có công hình thành và phát triển "thơ cận thể " đời Đường.

Trong không khí ủy mị hoa lệ của Sơ Đường, một số nhà thơ cá biệt có thể thoát khỏi, ví như Vương Tích. Ông bất bình với bọn phong kiến không biết trọng nhân tài. Từng là người theo đuổi "mộng phong hầu", nhưng trong Văn niên tự chí thị Dịch xử sĩ ông viết :"Tuổi trung niên gặp loạn lạc" nên " chẳng theo đuổi như xưa nữa".

Do đứng trên lập trường giai cấp địa chủ phong kiến mà tỏ bất mãn nên tư tưởng của ông cũng rất mâu thuẫn. Ông chịu ảnh hưởng từ Nho giáo chính thống nhưng lại nhìn thấy được sự thối nát của xã hội bấy giờ nên ông một lòng trở về với thiên nhiên, tự mình thoát khỏi lễ giáo, rượu chè triền miên, thường ví mình như Kê Khang, Đào Uyên Minh,..

Thời kì từ giữa Trinh Quán đến khi Võ hậu lên nắm quyền xuất hiện bốn nhà thơ lớn gọi Văn đàn tứ kiệt gồm Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Dương Quýnh. Do bị quý tộc chèn ép, cuộc sống lao đao, có cơ hội tiếp xúc với tầng lớn bình dân trong xã hội, nên thơ của họ rất tự nhiên, thể hiện sự bất bình uất ức, tinh thần tích cực tiến thủ. Thể ca hành được phát triển mạnh mẽ, cấu tứ sáng tạo, lời thơ bay bổng, thanh điệu uyển chuyển.

Nhờ sự cố gắng của tứ kiệt, thơ ca Sơ Đường đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của sự ủy mị hoa lệ. Đến Trần Tử Ngang ông đã quét sạch thi đàn, tạo nên thi phong cho cả thời đại. Nhà Đường kế thừa chế độ khoa cử của nhà Tùy, mở khoa thi chọn người tài, thu hút rất nhiều nhân tài trên khắp đất nước, trong đó Trần Tử Ngang đặc biệt xuất sắc. Ông hi vọng thông qua khoa cử để tham gia chính trị.

Ông đề xuất nhiều chủ trương tiến bộ cho Võ hậu nhưng vì đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân, đối kháng với tầng lớp trung tiểu địa chủ nên không được trọng dụng.

Ông chủ trương thơ ca phải như thời Kiến An:

Vừa có kí thác và lí tưởng hiện thực, tức phải gửi gắm điều gì, vừa có phong cốt lành mạnh, sáng sủa, hàm chứa nội dung tư tưởng đầy đủ tức phải có "phong cốt".

Vì không thể thực hiện nguyện vọng của mình mà than thở cho lí tưởng đẹp đẽ tan vỡ là tình cảm xuyên suốt thơ ca của ông. Nhiều bài thơ đều xuất phát từ tình cảm ấy để tỏ lòng bất mãn và thất vọng với hiện thực, do đó nội dung tư tưởng rất sâu sắc. Trong Cảm ngộ nói rất rõ điều này.

Cảm ngộ kỳ 02

Lan nhược sinh xuân hạ,

Thiên uý hà thanh thanh!

U độc không lâm sắc,

Châu nhuy mạo tử hành.

Trì trì bạch nhật vãn,

Niệu niệu thu phong sinh.

Tuế hoa tận dao lạc,

Phương ý cánh hà thành!

Dịch nghĩa

Hoa lan nhược mọc từ mùa xuân mùa hạ

Mọc tốt tươi sao mà thật thanh tao

U cư một mình một vẻ trong rừng vắng

Nở bông đỏ trên nhành tím

Chầm chậm mặt trời đang sắp xuống

Dịu dàng gió thu bắt đầu lên

Hoa trong mùa đều đã rơi rụng xuống hết rồi

Ý hay đẹp rốt cuộc có thành ra gì

Trần Tử Ngang nêu ra chủ trương cải cách thơ ca và trong thực tiễn sáng tác cũng làm được một số bài thơ ưu tú, xây dựng một thi phong có nội dung, có hình tượng lành mạnh chất phác, bỏ được thói làm thơ ủy mị thời Tề, Lương.

Về hình thức, ông chỉ kế thừa truyền thống cổ thi ngũ ngôn từ Hán Ngụy về sau, rất ít vận dụng hoặc sáng tác hình thức mới.

Về nội dung phần lớn chỉ nói về hoài cảm cá nhân, thậm chí có nhiều tư tưởng tiêu cực, không phản ánh hiện thực xã hội một cách đầy đủ.

Nhưng công lao của ông không thể xóa nhòa, ông vừa phá vừa xây, mở đường cho sự phồn vinh rực rỡ của thơ Đường sau này.

Trả lời
Thi phong phù hoa, diễm lệ sơ Đường.

"Nhà Đường thành lập, các nhà thơ vẫn kế thừa phong cách ủy mị, phù phiếm của Trần Tùy".

Thời Sơ Đường, thi phong không phát triển, nguyên nhân phần lớn là do hai mặt sau:

Thứ nhất, thi phong hoa lệ ủy mị từ Lục triều trở đi kéo dài quá lâu, đã trở thành thói quen sâu sắc, phần lớn các nhà thơ thời Sơ Đường đều chưa thoát khỏi nó, "tứ kiệt" tuy thơ đã mang ý thanh tân phóng khoáng nhưng vẫn chưa thoát khỏi sự hoa lệ của Lục triều nên không đủ sức để xoay chuyển phong khí đương thời.

Thứ hai, do thời phong kiến nhà Đường phồn vinh giàu mạnh, giai cấp thống trị chuyên chế mê hưởng lạc, thích phù hoa. Tầng lớp quý tộc đương thời cần văn nhân kẻ sĩ làm thơ ca ngợi công đức, điểm xuyết thanh bình. Nhiều văn sĩ đương thời cũng cảm thấy bất mãn với thi phong không lành mạnh ấy như Ngụy Trưng có viết:" Đua dùng từ hoa lệ, tranh nói thuyết hoang đường, thích nghe chuyện tầm thường, trang sức bằng tiểu xảo vụn vặt, càng đi càng xa, tuy khác đường nhưng cùng về một chỗ."

Khi thi phong phù hoa diễm lệ Sơ Đường tràn lan, thi nhân cung đình cùng thơ diễm tình nhiều đếm không xuể. Một số nhà thơ có tiếng như Ngu Thế Nam, Lí Bách Dược,... Trong đó có Thương Quan Nghi là nổi tiếng nhất, ông là một nhà thơ ngự dụng. Hầu như các tác phẩm của ông toàn "ứng chiếu", "ứng chế" hoặc "phụng họa", về hình thức chuyên môn tìm cái đẹp, điển tích điển cố rất nhiều trong thơ, về nội dung ca ngợi hoàng đế, hoàng tộc,...

Xuân nhật

Hoa khinh điệp loạn tiên nhân hạnh,

Diệp mật oanh đề đế nữ tang.

Phi vân các thượng xuân ưng chí,

Minh nguyệt lâu trung dạ vị ương.

Dịch nghĩa

Bướm bay loạn trên những bông hạnh cánh mỏng, đẹp như tiên,

Chim oanh hót trên những cây dâu rậm lá, xinh như công chúa.

Mây bay, hẳn là trên gác xuân đã tới.

Trăng sáng soi lầu lúc chưa quá nửa đêm.

Loại thơ này gây ảnh hưởng xấu đến thi phong nhưng bấy giờ rất nhiều người học theo mô phỏng, gọi là "thể Thượng Quan". Thương Quan Nghi lại đem thủ pháp đối ngẫu của Lục triều trở đi đặt thành quy tắc, gọi là "lục đối", "bát đối",....

Phương pháp thuần túy hình thức đó là phục vụ cho việc làm thơ cung đình hoa lệ, cân đối. Nhưng cũng có chút tác dụng với việc hình thành thơ Đường.

Sau Thượng Quan Nghi là "văn chương tứ hữu", không những là nhà thơ ngự dụng mà Tô Vị Đạo, Lí Kiêu, Thôi Dung đã từng làm quan lớn, có địa vị xã hội nhất định, do đó có thể dựa vào văn mà nổi danh. Đỗ Thẩm Ngôn bớt màu mè hoa lệ hơn so với ba vị còn lại, ông có công hình thành và phát triển "thơ cận thể " đời Đường.

Trong không khí ủy mị hoa lệ của Sơ Đường, một số nhà thơ cá biệt có thể thoát khỏi, ví như Vương Tích. Ông bất bình với bọn phong kiến không biết trọng nhân tài. Từng là người theo đuổi "mộng phong hầu", nhưng trong Văn niên tự chí thị Dịch xử sĩ ông viết :"Tuổi trung niên gặp loạn lạc" nên " chẳng theo đuổi như xưa nữa".

Do đứng trên lập trường giai cấp địa chủ phong kiến mà tỏ bất mãn nên tư tưởng của ông cũng rất mâu thuẫn. Ông chịu ảnh hưởng từ Nho giáo chính thống nhưng lại nhìn thấy được sự thối nát của xã hội bấy giờ nên ông một lòng trở về với thiên nhiên, tự mình thoát khỏi lễ giáo, rượu chè triền miên, thường ví mình như Kê Khang, Đào Uyên Minh,..

Thời kì từ giữa Trinh Quán đến khi Võ hậu lên nắm quyền xuất hiện bốn nhà thơ lớn gọi Văn đàn tứ kiệt gồm Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Dương Quýnh. Do bị quý tộc chèn ép, cuộc sống lao đao, có cơ hội tiếp xúc với tầng lớn bình dân trong xã hội, nên thơ của họ rất tự nhiên, thể hiện sự bất bình uất ức, tinh thần tích cực tiến thủ. Thể ca hành được phát triển mạnh mẽ, cấu tứ sáng tạo, lời thơ bay bổng, thanh điệu uyển chuyển.

Nhờ sự cố gắng của tứ kiệt, thơ ca Sơ Đường đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của sự ủy mị hoa lệ. Đến Trần Tử Ngang ông đã quét sạch thi đàn, tạo nên thi phong cho cả thời đại. Nhà Đường kế thừa chế độ khoa cử của nhà Tùy, mở khoa thi chọn người tài, thu hút rất nhiều nhân tài trên khắp đất nước, trong đó Trần Tử Ngang đặc biệt xuất sắc. Ông hi vọng thông qua khoa cử để tham gia chính trị.

Ông đề xuất nhiều chủ trương tiến bộ cho Võ hậu nhưng vì đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân, đối kháng với tầng lớp trung tiểu địa chủ nên không được trọng dụng.

Ông chủ trương thơ ca phải như thời Kiến An:

Vừa có kí thác và lí tưởng hiện thực, tức phải gửi gắm điều gì, vừa có phong cốt lành mạnh, sáng sủa, hàm chứa nội dung tư tưởng đầy đủ tức phải có "phong cốt".

Vì không thể thực hiện nguyện vọng của mình mà than thở cho lí tưởng đẹp đẽ tan vỡ là tình cảm xuyên suốt thơ ca của ông. Nhiều bài thơ đều xuất phát từ tình cảm ấy để tỏ lòng bất mãn và thất vọng với hiện thực, do đó nội dung tư tưởng rất sâu sắc. Trong Cảm ngộ nói rất rõ điều này.

Cảm ngộ kỳ 02

Lan nhược sinh xuân hạ,

Thiên uý hà thanh thanh!

U độc không lâm sắc,

Châu nhuy mạo tử hành.

Trì trì bạch nhật vãn,

Niệu niệu thu phong sinh.

Tuế hoa tận dao lạc,

Phương ý cánh hà thành!

Dịch nghĩa

Hoa lan nhược mọc từ mùa xuân mùa hạ

Mọc tốt tươi sao mà thật thanh tao

U cư một mình một vẻ trong rừng vắng

Nở bông đỏ trên nhành tím

Chầm chậm mặt trời đang sắp xuống

Dịu dàng gió thu bắt đầu lên

Hoa trong mùa đều đã rơi rụng xuống hết rồi

Ý hay đẹp rốt cuộc có thành ra gì

Trần Tử Ngang nêu ra chủ trương cải cách thơ ca và trong thực tiễn sáng tác cũng làm được một số bài thơ ưu tú, xây dựng một thi phong có nội dung, có hình tượng lành mạnh chất phác, bỏ được thói làm thơ ủy mị thời Tề, Lương.

Về hình thức, ông chỉ kế thừa truyền thống cổ thi ngũ ngôn từ Hán Ngụy về sau, rất ít vận dụng hoặc sáng tác hình thức mới.

Về nội dung phần lớn chỉ nói về hoài cảm cá nhân, thậm chí có nhiều tư tưởng tiêu cực, không phản ánh hiện thực xã hội một cách đầy đủ.

Nhưng công lao của ông không thể xóa nhòa, ông vừa phá vừa xây, mở đường cho sự phồn vinh rực rỡ của thơ Đường sau này.

Mình nghĩ

Trời Lạnh Rồi Để Vương Thị Phá Sản Thôi
có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này, bạn ấy rất đam mê văn hoá và văn học Trung Quốc.