Văn học trung đại là gì?
kiến thức chung
Lịch sử văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn và biến cố, nhưng trên cơ sở vẫn có những nét chung và thống nhất. Các nhà nghiên cứu chia nền văn học ra làm 2 thời kỳ: Đó là văn học dân gian và văn học viết. Hai thời kỳ này cùng tồn tại song song và có tác động qua lại với nhau.Văn học viết lại được chia thành 2 giai đoạn, phụ thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm của nó là văn học trung đại và văn học hiện đại. (VHTĐ: TK X -> TK XIX, VHHĐ: Sau TK XIX).Có sự phân chia này là do sự khác nhau về ngòi bút sáng tác, khuynh hướng sáng tác của các tác giả. Văn học Trung Đại là nền văn học mà ở đó các tác giả tuân thủ (dù ít dù nhiều) theo thi pháp văn học trung đại. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam:
- Giai đoạn từ TK X đến hết XIV.
- Giai đoạn từ TK XV đến hết TK XVII.
- Giai đoạn từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX.
- Nửa cuối thế kỉ XIX.
Nói tóm lại, văn học trung đại Việt Nam là thời kỳ hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau.
Nội dung liên quan
Đặng Thiều Quang