Văn học dân gian là gì?
kiến thức chung
Ở đây chúng ta tạm hiểu văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai câp, tiếp tục tồn tại trong thời hiện đại ngày nay.
Văn học dân gian còn được gọi là văn chương truyền miệng, văn chương bình dân, nghệ thuật ngôn từ dân gian, thơ ca dân gian, sáng tác dân gian.Trên thực tế, khái niệm văn học dân gian chỉ mới xuất khoảng những năm 50 của thế kỉ XX.
Trong đời sống tự nhiên của mình văn học dân gian có mối quan hệ mật thiết với văn học thành văn, với các loại hình nghệ thuật khác trong tổng thể văn học vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời với tư cách là một lĩnh vực đặc biệt nó có những yếu tố đặc trưng như chức năng sinh hoạt thực hành; tính nguyên hợp trong sáng tạo nghệ thuật; tính tập thể trong diễn xướng và lưu truyền;tính truyền miệng trong phương thức truyền thông tác phẩm.
Văn học dân gian phản ánh toàn bộ quá trình văn hóa của một cộng đồng nhân dân.Đồng thời, với tư cách là một nghệ thuật đắc biệt, văn học dân gian phản ánh những năng khiếu thị hiếu, kinh nghiệm nghệ thuật và các phẩm chất thẩm mỹ mà nhân dân đạt được trong quá trình văn hóa đó.Văn học dân gian tập trung phản ánh bản sắc văn hóa cộng đòng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc, cộng đồng người.
Nội dung liên quan
Giang Phi