VĂN HÓA XÃ HỘI THÁI LAN
kiến thức chung
Tập quán
Hôn nhân gia đình
Việc hôn nhân không được khuyến khích khi cặp thanh niên nam nữ đó chưa hoàn tất việc học của mình. Theo truyền thống, nếu một chàng trai muốn lấy vợ, anh ta phải làm quen thật mật thiết với toàn thể gia đình cô gái đến mức mọi người có thiện cảm để tiếp nhận anh ta. Sau đó chàng trai xin cha mẹ đến hỏi cưới. Nếu hai bên gia đình thỏa thuận được với nhau, ngày lành tháng tết sẽ được ấn định cho lễ cưới. Chú rể phải trao sính lễ như một hình thức đền ơn gia đình nhà gái đã có công dưỡng dục con gái. Nhưng nhiều gia đình bên gái thường cho lại của lễ đó cho cặp vợ chồng mới cưới, coi như một thứ quà cưới. Màu hồng là màu truyền thống cho áo cưới của cô dâu. Chú rể thì hoặc mặc âu phục hoặc mặc bộ y phục truyền thống của Thái Lan có áo jacket cổ cao. Những cặp vợ chồng son ở thôn quê thường ở với cha mẹ vợ cho đến khi họ có đứa con đầu lòng. Có khi nhiều thế hệ gia đình ở chung trong một ngôi nhà. Theo tập quán, người cao tuổi nhất trong đó sẽ là tộc trưởng, và mọi người trong nhà phải nghe lời vị tộc trưởng đó. Mỗi cặp vợ chồng thường có từ hai đến ba con. Trong công việc đồng áng, mọi thành viên trong gia đình đều cùng làm với nhau. Khi con cái có gia đình và có con, họ thường ở nhà để chăm sóc cháu. Người con gái út trong nhà sẽ thừa kế ngôi nhà của cha mẹ, và đáp lại, hai vợ chồng út đó sẽ chăm sóc bố mẹ trong lúc tuổi già.
Lễ hội
Các ngày lễ của Thái Lan:
Ngày Tết Dương lịch : 1 tháng Giêng
Ngày Makha Puja D : trong tháng 2 hoặc tháng 3
Ngày Chakri : ngày 6 tháng 4
Lễ Songkran : giữa tháng 4
Ngày Quốc tế Lao động : 1 tháng 5
Ngày Đăng quang : 5 tháng 5
Ngày Visakha Puja : trong tháng 5
Lễ cày ruộng : 16 tháng 5
Ngày Asalha Puja : trong tháng 7
Ngày Khao Phansa : trong tháng 7
Sinh nhật Hoàng hậu : 12 tháng 8
Ngày Chulalongkorn : 23 tháng 10
Sinh nhật Quốc vương : 5 tháng 12
Ngày Hiến pháp : 10 tháng 12
Nội dung liên quan
Tuyết Trang