VĂN HÓA XÃ HỘI THÁI LAN

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kiến trúc Cùng với ảnh hưởng của Ấn Độ, Khmer và một số nơi khác kiến trúc đền chùa Phật giáo của Thái Lan đã được phát triển thành những phong cách riêng độc đáo với những ngôi chùa nhiều mái, những đền đài có tháp nhọn vút cao lên trời xanh. Kết hợp hài hòa đươc hai yếu tố hoàn toàn đối chọi nhau, một bên là màu mè sặc sỡ, một bên là sấc thái dịu dàng, trầm mặc, phong cách kiến trúc này đã phản ánh toàn diện tâm hồn của người Thái; Mặc dù hầu hết những công trình kiến trúc của Thái Lan đều làm bằng gỗ và ngày nay không còn nữa, khi xem xét những nguyên tắc kiến trúc của chúng người ta có thể tìm lại cả một lịch sử phát triển nghệ thuật kiến trúc của Thái thông qua những ngôi đền bằng đá còn tồn tại. Những tượng đài thời kỳ Sukhothai chịu ảnh hưởng rất nặng của Khmer. Theo phương pháp của người Khmer, sa thạch được dùng làm các bộ phận của cánh cửa, rầm đỡ khung cửa và những cửa sổ hình chữ nhật. Khoảng thế kỷ thứ 12, gạch được thay thế cho sa thạch như một loại vật liệu được ưa chuộng. Những viên gạch được xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không dùng đến vữa; chúng được gắn với nhau bằng một loại keo thực vật, và sau đó bọc bên ngoài bằng những phiến đá được chạm trổ. Sau đó các nhà xây dựng dùng vữa xtucô, một loại hỗn hợp của cát, vôi và chất kết dính, được củng cố bằng cất đất nung, để trát lên tường. Ở vùng rừng rậm phía Bắc, gỗ được dùng làm đền chùa và những nghệ nhân ở đây rất tài hoa trong việc khắc chạm những chi tiết trang trí. Ảnh hưởng của Trung Hoa cũng thể hiện qua các món trang trí, đặc biệt là việc sử dụng những mảnh sứ đủ màu đã tạo cho kiến trúc Thái một dáng vẻ vừa hài hòa vừa đa sắc. Nghệ thuật này đạt đến đỉnh điểm của nó vào nửa đầu thế kỷ thứ 19. Những loại vật liệu như mảnh thủy tinh khảm vào cột và đầu hồi, những hình tượng bằng gỗ hoặc vữa, các chi tiết trang trí bằng sơn mài, mạ vàng, xà cừ, vàng lá và mảnh sứ đã giúp cho các công trình kiến trúc có được vẻ lấp lánh thanh nhã theo đúng ý của người thiết kế. Công trình kiến trúc Phật giáo ngoạn mục nhất có thể được tìm thấy ở Bangkok, đó là đền Phra Kaeo. Ở khu đền này, số lượng những chi tiết chạm trổ và trang trí tính trên mỗi phân vuông nhiều hơn bất kỳ công trình nào trên thế giới. Trong khuôn viên đền, hầu như bất kỳ mặt phắng nào cũng được bao phủ bằng những chi tiết trang trí gợi ấn tượng. Được kết hợp bởi rất nhiều màu sắc và vật liệu, cả ngôi đền là một tổng thể với những mái ngói nhiều tầng có các màu xanh, cam, hoàng thổ, xanh lục, những con rồng nhe nanh trừng mắt trước những cánh cửa vô giá của thời kỳ hoàng kim Ayutthaya được khảm xà cừ lấp lánh, những con sư tử bằng đồng, các pho tượng Trung Hoa và những chiếc khánh kêu leng keng treo dưới mái hiên sơn mài màu đỏ son và vàng kim. Trên hết, đó là một mô hình lý tưởng của người Thái về một phức thể được thiết kế một cách tài hoa, thể hiện sự tôn kính và trầm mặc. Đền Benchamabophit (Đền Cẩm Thạch) ở Bangkok nổi tiếng là một điển hình ấn tượng nhất của kiến trúc Phật giáo hiện đại. Đền do vua Chulalonglorn xây dựng năm 1899 với đá cẩm thạch trắng của Ý và những mái ngói nhiều tầng màu cam.Ngoài ra, về kiến trúc tôn giáo, một phong cách bản xứ của Thái cũng phát triển, trong đó người ta dùng những tấm pa nen chế sẵn và treo lên những hàng cột to, và chốt gỗ được thay cho đinh để kết nối những phần bằng gỗ. Rất nhiều dạng khác nhau được phát triển ở từng địa phương trong nước, trong đó có lẽ được biết đến nhiều nhất là kiểu đơn giản của vùng Trung tâm với mái dốc đứng và những bức tường hơi nghiêng về bên trong tạo cho người xem một cảm giác thanh tú
Trả lời
Kiến trúc Cùng với ảnh hưởng của Ấn Độ, Khmer và một số nơi khác kiến trúc đền chùa Phật giáo của Thái Lan đã được phát triển thành những phong cách riêng độc đáo với những ngôi chùa nhiều mái, những đền đài có tháp nhọn vút cao lên trời xanh. Kết hợp hài hòa đươc hai yếu tố hoàn toàn đối chọi nhau, một bên là màu mè sặc sỡ, một bên là sấc thái dịu dàng, trầm mặc, phong cách kiến trúc này đã phản ánh toàn diện tâm hồn của người Thái; Mặc dù hầu hết những công trình kiến trúc của Thái Lan đều làm bằng gỗ và ngày nay không còn nữa, khi xem xét những nguyên tắc kiến trúc của chúng người ta có thể tìm lại cả một lịch sử phát triển nghệ thuật kiến trúc của Thái thông qua những ngôi đền bằng đá còn tồn tại. Những tượng đài thời kỳ Sukhothai chịu ảnh hưởng rất nặng của Khmer. Theo phương pháp của người Khmer, sa thạch được dùng làm các bộ phận của cánh cửa, rầm đỡ khung cửa và những cửa sổ hình chữ nhật. Khoảng thế kỷ thứ 12, gạch được thay thế cho sa thạch như một loại vật liệu được ưa chuộng. Những viên gạch được xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không dùng đến vữa; chúng được gắn với nhau bằng một loại keo thực vật, và sau đó bọc bên ngoài bằng những phiến đá được chạm trổ. Sau đó các nhà xây dựng dùng vữa xtucô, một loại hỗn hợp của cát, vôi và chất kết dính, được củng cố bằng cất đất nung, để trát lên tường. Ở vùng rừng rậm phía Bắc, gỗ được dùng làm đền chùa và những nghệ nhân ở đây rất tài hoa trong việc khắc chạm những chi tiết trang trí. Ảnh hưởng của Trung Hoa cũng thể hiện qua các món trang trí, đặc biệt là việc sử dụng những mảnh sứ đủ màu đã tạo cho kiến trúc Thái một dáng vẻ vừa hài hòa vừa đa sắc. Nghệ thuật này đạt đến đỉnh điểm của nó vào nửa đầu thế kỷ thứ 19. Những loại vật liệu như mảnh thủy tinh khảm vào cột và đầu hồi, những hình tượng bằng gỗ hoặc vữa, các chi tiết trang trí bằng sơn mài, mạ vàng, xà cừ, vàng lá và mảnh sứ đã giúp cho các công trình kiến trúc có được vẻ lấp lánh thanh nhã theo đúng ý của người thiết kế. Công trình kiến trúc Phật giáo ngoạn mục nhất có thể được tìm thấy ở Bangkok, đó là đền Phra Kaeo. Ở khu đền này, số lượng những chi tiết chạm trổ và trang trí tính trên mỗi phân vuông nhiều hơn bất kỳ công trình nào trên thế giới. Trong khuôn viên đền, hầu như bất kỳ mặt phắng nào cũng được bao phủ bằng những chi tiết trang trí gợi ấn tượng. Được kết hợp bởi rất nhiều màu sắc và vật liệu, cả ngôi đền là một tổng thể với những mái ngói nhiều tầng có các màu xanh, cam, hoàng thổ, xanh lục, những con rồng nhe nanh trừng mắt trước những cánh cửa vô giá của thời kỳ hoàng kim Ayutthaya được khảm xà cừ lấp lánh, những con sư tử bằng đồng, các pho tượng Trung Hoa và những chiếc khánh kêu leng keng treo dưới mái hiên sơn mài màu đỏ son và vàng kim. Trên hết, đó là một mô hình lý tưởng của người Thái về một phức thể được thiết kế một cách tài hoa, thể hiện sự tôn kính và trầm mặc. Đền Benchamabophit (Đền Cẩm Thạch) ở Bangkok nổi tiếng là một điển hình ấn tượng nhất của kiến trúc Phật giáo hiện đại. Đền do vua Chulalonglorn xây dựng năm 1899 với đá cẩm thạch trắng của Ý và những mái ngói nhiều tầng màu cam.Ngoài ra, về kiến trúc tôn giáo, một phong cách bản xứ của Thái cũng phát triển, trong đó người ta dùng những tấm pa nen chế sẵn và treo lên những hàng cột to, và chốt gỗ được thay cho đinh để kết nối những phần bằng gỗ. Rất nhiều dạng khác nhau được phát triển ở từng địa phương trong nước, trong đó có lẽ được biết đến nhiều nhất là kiểu đơn giản của vùng Trung tâm với mái dốc đứng và những bức tường hơi nghiêng về bên trong tạo cho người xem một cảm giác thanh tú