Văn hóa việt nam đang dần dần mất đi ở giới trẻ, có phải truyền thông và văn hóa nước ngoài đã làm mờ giới trẻ hiện nay?

  1. Văn hóa

  2. Truyền thông đa phương tiện

Ý mình là liệu trong 50 năm nữa giới trẻ còn giữ được văn hóa ko khi truyền thông đang đẩy nhiều thông tin thú vị bên nước khác nhiều hơn ở Việt Nam? Ví dụ như phong cách, ngôn ngữ, và các âm nhạc.

Từ khóa: 

giữ gìn văn hoá việt

,

văn hóa

,

truyền thông đa phương tiện

Mình nghĩ là giới trẻ sáng tạo nên văn hóa của riêng họ là điều tất yếu. Họ đang tiếp cận văn hóa truyền thống bằng tư duy của họ và biểu đạt lại những giá trị ấy theo phương thức mà họ cảm nhận là sinh động, hấp dẫn, phù hợp hơn với thời đại họ đang sống. Nếu nhìn ở góc độ tích cực thì đó là bảo tồn ở dạng "động".

Giữa "cách tân" và "hoài cổ" luôn có rất nhiều không gian cho tất cả cùng tham gia sáng tạo.

Mình tin sớm hay muộn, người trẻ nào rồi cũng già và dần dần hiểu được tâm tư của thế hệ đi trước khi muốn gìn giữ những giá trị cốt lõi làm nên bản sắc của người Việt. 

Trả lời

Mình nghĩ là giới trẻ sáng tạo nên văn hóa của riêng họ là điều tất yếu. Họ đang tiếp cận văn hóa truyền thống bằng tư duy của họ và biểu đạt lại những giá trị ấy theo phương thức mà họ cảm nhận là sinh động, hấp dẫn, phù hợp hơn với thời đại họ đang sống. Nếu nhìn ở góc độ tích cực thì đó là bảo tồn ở dạng "động".

Giữa "cách tân" và "hoài cổ" luôn có rất nhiều không gian cho tất cả cùng tham gia sáng tạo.

Mình tin sớm hay muộn, người trẻ nào rồi cũng già và dần dần hiểu được tâm tư của thế hệ đi trước khi muốn gìn giữ những giá trị cốt lõi làm nên bản sắc của người Việt. 

Mình nghĩ về vấn đề văn hóa truyền thống bị mai một do thế hệ mới thì có rất nhiều góc nhìn. Tiêu cực có, tích cực cũng có. Nhưng mình sẽ trả lời bạn theo hướng tích cực nhé!

Với bản thân mình - cũng là một thế hệ mới. Mình sẽ nói là Giới trẻ hướng đến giá trị văn hóa truyền thống theo cách “hiện đại”. Nghĩa là văn hóa Việt Nam không hề dần dần biết mất, mà nó chỉ đang tồn tại theo một cách khác gần gũi, thân thuộc hơn với tư duy của người trẻ mà thôi. Mình sẽ không giải thích nhiều mà đưa ra một sô dẫn chứng cụ thể luôn nhớ. 

Chắc chắn trong những năm gần đây bạn đã nghe ít nhất một bài hát với màu sắc dân gian đương đại của Hoàng Thùy Linh đúng không? Thúy kiều, Bánh trôi nước, Để Mị nói cho mà nghe, Kẻ cắp gặp bà già....chẳng phải đều là những câu ca dao, mẩu chuyện cổ, văn hóa của Việt Nam hay sao. Và toi cũng không giới thiệu thì b cũng biết là Hoàng Thùy Linh đã tìm lại ánh hào quang thành công thế nào với những ca khúc ấy. Vậy nên khánh giả trẻ đang tiếp nhận và ủng hộ những gì thuộc về dân gian qua lắng kính trẻ trung hơn chứ không hề bỏ quên nó. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/12/6a3f9c98-6f8c-11ec-acd1-ce757d1214d3-1670831434-1670831434.jpg

Hay hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ có niềm đam mê lịch sử đã cùng nhau thành lập các Câu lạc bộ “Tôi yêu lịch sử” tại các trường đại học. Trên các trang mạng xã hội, nhiều bạn trẻ đã xây dựng các nhóm, hội như: Trang “Tôi yêu lịch sử nước tôi” hiện đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích với hơn 2.000 lượt thích, cùng với hàng nghìn lượt theo dõi. Trang “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam” với gần 9.000 lượt thích. Với số lượng người theo dõi ở các trang tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc ngày càng gia tăng. Điều đó, đã chứng tỏ giới trẻ không hề lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Hay ở ngay trong Học viện Báo chí của mình cũng có hẳn một khoa về Lịch sử dành cho những bạn yêu thích việc nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của Đất nước. 

Và kể cả những rất nhiều chương trinh truyền hình như Trường Teen, Nhanh Như Chớp, 2 ngày 1 đêm...đều xuất hiện những câu hỏi, những chủ đề và chia sẻ liên quan tới lịch sử, văn hóa Việt. Và theo như mình quan sát thì khán giả trẻ rất ủng hộ và tự hào về nó. 

Bởi vậy dù là trong bao nhieu năm nữa thì mk nghĩ những gì thuộc gì giá trị dân tộc và lịch sử thì nó vẫn luôn còn đó. Chỉ là cách mọi người nhìn nhận và truyền tải sẽ khác đi đôi chút cho phù hợp với thời đại mà thôi. 

Tại sao nói “giới trẻ” không giữ gìn văn hoá khi mà xu hướng hiện nay là toàn cầu hoá. Đã là người trẻ thì phải học hỏi, học hỏi những điều mới, điều tốt ngoài kia. Theo mình giới trẻ đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình là giữ gìn và phát huy: “hoà nhập chứ không hoà tan!”