Văn hóa vay mượn
"Em có một siêu năng lực, đó chính là siêu thích anh."
Sáng nay mình vừa thấy vài bạn nữ xinh đẹp "thả" câu này trên caption. Như một phản xạ có điều kiện, mình nghĩ ngay là câu này chắc từ Trung Quốc chứ không phải bên Tây, vì tiếng Anh không chơi chữ kiểu này, và vì TQ gần hơn nữa.
Hồi thời còn Yahoo Messenger, lúc mình còn ngây thơ, thấy các bạn để status u buồn hay lãng mạn mình pm hỏi thăm, mới hay đó là lời bài hát... đến lúc mình tự động cho rằng chẳng có ai thật sự nói ra tâm trạng của chính họ nữa rồi.
Tất nhiên không phải ai cũng có thể nói rõ những gì mình cảm nhận, suy nghĩ được. Do đó việc "mượn" những câu từ mà mình thấy đồng cảm, đồng điệu là việc bình thường thôi. Nhưng nếu lúc nào cũng mượn, thì ngược lại sẽ khiến ta mất đi năng lực tự biểu cảm của riêng mình. Thậm chí nếu chỉ mãi "đồng cảm" với người, rồi ta sẽ không còn cảm xúc của chính mình luôn nữa. Mình nghĩ vậy.
Mình từng chia sẻ với một vài người về một quan điểm khá cực đoan là sở dĩ VN ta hay chạy theo đủ thứ trào lưu, hết Tây Tàu Ấn Thái Hàn Nhật... là vì ta vốn không có gốc.
Đó là một câu chuyện dài, nhưng cũng là quá khứ. Còn ở hiện tại thì sao? Đơn giản là dịch một cái status từ Weibo thì được nhiều like hơn tự viết. Rồi truyện ngắn, thơ văn, tiểu thuyết, phim, hài, gameshow... hầu như tất cả những thứ mà chúng ta sản xuất và trao truyền cho nhau đều cứ thế đi vay mượn.
Vì chỉ cần vay mượn cũng bán được, cũng nổi tiếng, thì cần gì tự mò mẫm cái riêng?
Khán giả thấy thần tượng của mình "vay mượn" như thế thì cũng cho đó là điều đúng đắn, rồi cũng học theo, rồi dần dần trở thành một "văn hóa vay mượn"..
Vậy đó... riết rồi thấy cái gì hay ho bằng tiếng Việt, mình lại tự hỏi bản gốc của nó ở tiếng Trung hay tiếng Anh đây?...
Quang Vũ
Hường Hoàng
Hôm vừa rồi mình nói chuyện với một người anh đang làm sản xuất trong mảng truyện tranh. Anh bảo kiếm người viết tốt ở Việt Nam khó quá.
Hỏi vì sao khó, bảo vì mình đi vay mượn, đi xuất bản lâu quá rồi; làm gì có gốc :)