Văn hóa uống trà của người Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Văn hóa uống trà của người Trung Quốc đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh hoạt hằng ngày ngày của người Trung Quốc (TQ) không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà. Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái. Trung Quốc thịnh hành uống trà đã có lịch sử lâu đời. Được biết, trước năm 280, ở miền Nam TQ có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua đãi tiệc các đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầu dùng trà để tiếp khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người. Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết đãi các đại thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà, mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân… có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà. Ở Trung Quốc, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi Trung Quốc đều có mở quán trà với những hình thức khác nhau. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền Nam Trung Quốc, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen. Có một số địa phương, khi uống trà thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”. Cách pha trà mỗi địa phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biệt, mà cách pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo. Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn. Ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chủ nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Trả lời
Văn hóa uống trà của người Trung Quốc đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh hoạt hằng ngày ngày của người Trung Quốc (TQ) không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà. Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái. Trung Quốc thịnh hành uống trà đã có lịch sử lâu đời. Được biết, trước năm 280, ở miền Nam TQ có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua đãi tiệc các đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầu dùng trà để tiếp khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người. Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết đãi các đại thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà, mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hàng năm vào những ngày tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân… có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà. Ở Trung Quốc, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi Trung Quốc đều có mở quán trà với những hình thức khác nhau. Mọi người ở đây uống trà, ăn điểm tâm, thưởng thức những tiết mục văn nghệ, vừa được nghỉ ngơi lại vừa giải trí, đúng là một công đôi việc. Ở miền Nam Trung Quốc, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong cảnh tươi đẹp, du khách vừa uống trà, vừa ngắm cảnh.Uống trà cũng có những thói quen, chẳng hạn như trà, mỗi nơi lại có thói quen riêng, thích uống những loại trà cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam TQ lại thích uống trà đen. Có một số địa phương, khi uống trà thích bỏ thêm gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách, không những có trà, mà còn cho gừng, muối, bột đỗ tương và vừng, khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào mồn ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon, vì vậy có nhiều địa phương còn gọi “uống trà” là “ăn trà”. Cách pha trà mỗi địa phương lại có thói quen khác nhau, vùng miền Đông TQ, thích dùng tích pha trà, khách đến nhà, liền bỏ trà vào tích, đổ nước sôi, đội cho ngấm rồi rót ra chén, mời khách uống. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biệt, mà cách pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật pha trà rất độc đáo. Ở các nơi TQ nghi lễ uống trà cũng không giống nhau, ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén trà, rồi cảm ơn. Ở Quảng Đông, Quảng Tây miền Nam TQ, sau khi chủ nhà bưng tra lên, phải khum bàn tay phải lại gõ nhẹ lên lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn. Ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước trà, chủ nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.